Như Dân trí thông tin,ôngmiễnvécaotốcchoxetừthiệnvàmâuthuẫnquotcáitìxem bong da ngoai hang anh ngày 13/9, một đoàn thiện nguyện gồm 8 xe của các mạnh thường quân tại tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận chở hàng cứu trợ ra các tỉnh phía Bắc. Khi tới trạm thu phí cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi (đoạn qua huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi), đại diện đoàn xe xin được miễn vé qua trạm nhưng nhân viên không đồng ý.
Một tuần sau, sự việc có tính chất tương tự xảy ra khi đoàn thiện nguyện của chị Vân (ở TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) trở về sau khi đi cứu trợ cũng không được miễn phí cao tốc khi qua trạm thu phí cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.
Hai sự việc trên gây ra những luồng quan điểm trái chiều trong dư luận. Trong đó, một bộ phận cho rằng cách ứng xử của nhân viên cao tốc là quá gò bó, cứng nhắc và "thiếu nhân văn" trong khi ở luồng quan điểm ngược lại, nhiều người cho rằng xe cứu trợ không phải xe ưu tiên, và việc nhân viên cao tốc thu phí đối với họ là phù hợp quy định của pháp luật.
Mâu thuẫn "cái tình - cái lý"
Thuộc nhóm độc giả không ủng hộ cách ứng xử của nhân viên trạm cao tốc, độc giả Ngoc Tran đặt câu hỏi ẩn ý chỉ trích: "Trạm này quá máy móc. Tại sao các trạm khác người ta làm được mà trạm này không làm được".
Cũng bất bình về cách ứng xử của nhân viên thu phí cao tốc, anh Cảnh Hà bình luận: "Nhân viên đã không ứng xử một cách phù hợp. Ông nên cho xe đi qua và báo cáo bằng văn bản tới cơ quan chủ quản của Trung tâm khai thác vận hành đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi để có hướng xử lý. Với tình huống này tôi tin sẽ không một lãnh đạo nào không đồng tình cả".
Tương tự, độc giả Trieu Nguyen Cong viết: "Cư xử thế là không được. Dù quy định là vậy nhưng đây là đoàn cứu trợ vùng lũ, khi thấy bà con đã quyên góp, bỏ công sức, của cải để đưa hàng cứu trợ như vậy thì nên đặt cái đức, cái tâm lên trên hết, không nên đặt lợi ích và các quy định máy móc ra để ứng xử như thế này".
"Quá máy móc. Ở địa phương lên, đợi Cục Đường bộ cho phép xong quay về thì hết lũ lụt. Lấy một ví dụ đơn giản như này, tôi là bác sĩ, hôm nay không có ca trực nên đã uống rượu, song khi đang ăn uống thì có bệnh nhân cấp cứu. Theo nguyên tắc thì tôi không được phẫu thuật cho bệnh nhân khi uống rượu bia, nhưng trường hợp này thì nên ưu tiên nguyên tắc hay ưu tiên cứu người?", anh Nguyen Duc Thong đặt vấn đề và so sánh.
Ở chiều ngược lại, nhiều người cho rằng cách ứng xử của nhân viên trạm thu phí không sai. Hơn nữa, việc từ thiện nên xuất phát từ sự tự nguyện của mỗi con người thay vì cưỡng ép, ép buộc họ phải thực hiện. "Từ thiện nó phải từ tâm, người ta không muốn mà cứ ép người ta phải miễn phí sao được", chủ tài khoản Haiphongly bình luận.
"Làm từ thiện là làm việc thiện, thu phí là thu phí, bỏ cái văn hóa nhập nhằng đó đi. Tại sao việc này cứ xảy ra nhỉ? Ở đâu ra cái kiểu tôi làm việc thiện thì tôi được ưu tiên? Ai mà không ưu tiên tôi là chết với tôi?", độc giả Lê Thanh Tú bình luận gay gắt.
"Cứ cho qua rồi ai chịu trách nhiệm? Một ngày có biết bao xe cứu trợ chạy qua mà nhân viên thu phí cho qua hết rồi họ bán thận đi để lấy tiền bù vào à? Chỉ cần xin giấy phép của Cục Đường bộ hoặc liên hệ trước với cảnh sát địa phương là được rồi, mà không chịu lại bắt nhân viên thu phí phải chịu sao?", anh Luc Trinh đặt câu hỏi về cách ứng xử của những người làm từ thiện.
Cũng bày tỏ sự không hài lòng với cách ứng xử của đoàn từ thiện, độc giả Dương Hiển Nho viết: "Cái nào rõ ràng cái đó. Nhân viên họ đã làm đúng luật, các bạn đi từ thiện muốn được miễn phí thì cũng phải có giấy xác nhận theo đúng quy định của cơ quan quản lý chứ, tại sao lại cứ ép họ phải miễn phí cho tất cả các bạn? Chấp nhận đi làm thiện nguyện thì các bạn phải xác định đó là kinh phí phải bỏ ra, còn các bạn ăn uống hay được trạm thu phí nào cho qua thì là việc của họ và tùy tâm, không thể ép buộc".
"Làm thế nào để phân biệt được xe từ thiện và xe thường? Ai biết được các bạn có thực sự đi từ thiện hay không? Một ngày cả nghìn xe đi qua, xe nào cũng nói là đi cứu trợ thì loạn! Muốn miễn phí thì phải có kế hoạch, trình văn bản và đăng ký biển số xe rõ ràng để được cảnh sát hướng dẫn.
Mấy vị này không hiểu gì về tính nguyên tắc của thủ tục hành chính. Bác nào đi cứu trợ thì nên xin phép cho đúng quy định, các bác không xin phép thì các đơn vị không có liên quan họ không có nghĩa vụ phải phối hợp. Nếu không có văn bản chính thức của cấp có thẩm quyền mà vẫn cho qua, tới khi xảy ra thiệt hại thì ai chịu trách nhiệm?", độc giả Nguyen Duc Viet Anh phân tích.
Đoàn xe cứu trợ có phải xe ưu tiên?
Khoản 1, Điều 22 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về những nhóm đối tượng được coi là xe ưu tiên theo thứ tự như sau: (1) Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ; (2) Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường; (3) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu; (4) Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật; (5) Đoàn xe tang.
Ngoài đoàn xe tang, các xe được quyền ưu tiên phải gắn còi, cờ, đèn khi đi làm nhiệm vụ; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
Như vậy theo quy định, đối với trường hợp xảy ra thiên tai dịch bệnh, chỉ xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố hoặc làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định mới thuộc trường hợp được ưu tiên. Ngoài 5 nhóm phương tiện nêu trên, pháp luật không có quy định về việc đoàn xe cứu trợ, thiện nguyện được quyền ưu tiên khi tham gia giao thông.
Do đó, việc nhân viên trạm thu phí không đồng ý miễn phí cao tốc cho đoàn xe thiện nguyện, dưới góc độ pháp lý là hoàn toàn không vi phạm quy định của pháp luật. Việc có đồng ý miễn phí cao tốc cho đoàn xe hay không hoàn toàn nằm ở quan điểm và ý chí tự nguyện của đơn vị quản lý trạm thu phí, không thể cưỡng ép, ép buộc họ phải thực hiện.
Tuy nhiên, dưới góc độ nhân văn, sự việc trên cũng là cơ hội để mọi người nhìn nhận lại và xem xét đưa ra các phương án giải quyết mềm mỏng, linh động hơn trong một số trường hợp có tính đặc thù như trên.