TheườiMỹmấttỷUSDvìnhữngkẻlừađảxếp hạng cúp c1o Cục Điều tra Liên bang FBI, người Mỹ đã mất hơn 1 tỷ USD trong năm 2021 vì những trò lừa đảo tình ái tương tự vụ việc được ghi lại trong bộ phim tài liệu The Tinder Swindler(tạm dịch: Kẻ lừa đảo Tinder), The Guardianđưa tin.
Trung tâm Khiếu nại Tội phạm Internet (IC3) của FBI cho biết phần lớn nạn nhân bị lừa tiền là phụ nữ trên 40 tuổi, góa bụa, ly hôn, già yếu hoặc tàn tật.
Những kẻ lừa đảo thường sử dụng thơ ca, hoa và những món quà khác để quyến rũ nạn nhân, đồng thời lấy lòng thương, đồng cảm bằng những câu chuyện về hoàn cảnh sống khó khăn, bi kịch, cái chết và thương tật.
"The Tinder Swindler" là bộ phim tài liệu về kẻ lừa đảo Tinder Simon Leviev. Ảnh: Netflix. |
"Những tên tội phạm dành nhiều thời gian để trau dồi thủ thuật của mình. Chúng dựa vào các kịch bản đã được diễn tập kỹ lưỡng, sử dụng thành công nhiều lần và đôi khi viết nhật ký về nạn nhân để tìm cách thao túng và lừa gạt", FBI cho biết.
Năm 2020, có khoảng 24.000 đơn khiếu nại tội phạm lừa tình, lừa tiền trên mạng được gửi đến IC3, nhiều hơn gần 4.300 vụ so với năm trước đó.
Tổng thiệt hại ước tính vào năm 2020 khoảng 605 triệu USD, mặc dù con số thực có thể cao hơn, do nhiều nạn nhân cảm thấy xấu hổ, e ngại nên không báo cáo.
Ví dụ đáng chú ý nhất trong thời gian gần đây về các vụ lừa đảo tình ái là câu chuyện được đưa lên phim The Tinder Swindler. "Kẻ lừa đảo Tinder" Simon Leviev sinh ra ở Israel, đã đóng giả làm con trai của tỷ phú kim cương và lừa nhiều phụ nữ trên ứng dụng hẹn hò. Thiệt hại ước tính là 10 triệu USD.
Những kẻ lừa đảo sử dụng thơ ca, quà tặng và các câu chuyện bi kịch để thao túng, lợi dụng nạn nhân. Ảnh: Rex/Shutterstock. |
"Thông thường những kẻ lừa đảo này khiến nạn nhân mất tiền, tổn hại tình cảm. Nhiều nạn nhân thậm chí không thể vượt qua vì tổn thất quá lớn", Luis Quesada, đặc vụ phụ trách ở El Paso của FBI, cho biết.
Nghiên cứu được công bố vào năm ngoái bởi cơ quan bảo vệ mạng Malwarebytes cho thấy những người kém hiểu biết về kỹ thuật số dễ bị lừa đảo hơn. Những người này thường bao gồm dân tộc thiểu số, phụ nữ và người lớn tuổi, theo Malwarebytes.
FBI đã đưa ra các cách chống lại tội phạm lừa đảo trực tuyến như nghiên cứu ảnh, hồ sơ đối phương, thận trọng khi chia sẻ thông tin cá nhân và không bao giờ giúp bất cứ ai chuyển tiền.
"Mặc dù chúng tôi biết rằng nạn nhân có thể xấu hổ khi báo cáo kiểu tội phạm này, điều quan trọng là phải làm như vậy, để FBI và các cơ quan thực thi pháp luật có thể làm mọi cách trong khả năng khiến những kẻ lừa đảo trực tuyến phải chịu tội", ông Quesada nói.
Theo Zing
Đằng sau những tấm ảnh hoàn hảo hay những dòng giới thiệu hài hước trên ứng dụng hẹn hò có thể là một con người dối trá, lừa đảo.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)