Chàng trai Vĩnh Phúc đạp xe suốt 3 tiếng đến thăm chị gái vì quá nhớ cháu_keobongdatv.net
作者:Cúp C1 来源:World Cup 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-25 11:16:29 评论数:
Mạng xã hội những ngày gần đây chia sẻ rộng rãi clip một chàng trai đạp xe 20km đến thăm nhà chị gái vì quá nhớ cháu.
Hình ảnh chàng trai mặc áo chống nắng,àngtraiVĩnhPhúcđạpxesuốttiếngđếnthămchịgáivìquánhớchákeobongdatv.net băng băng đạp xe giữa trời nắng gắt khiến nhiều người cảm động.
Video thu hút 3,7 triệu lượt xem trên TikTok
Clip gần 30 giây được gắn chú thích: “Chị gái lấy chồng cách nhà 20km, em trai gọi điện hỏi ‘Bao giờ chị với Táo về chơi, sao lâu thế không đến?’. Chị bảo ‘Chị chưa biết’, thế mà hôm sau thấy cậu mồ hôi nhễ nhại đứng ngoài cổng. Cậu chưa có bằng lái xe máy nên không dám đi xa, chẳng biết mượn xe đạp của ai mà lặn lội đạp hơn 20km sang nhà chị.
Từ ngày chị lấy chồng, cậu chưa đến bao giờ. Cậu kể ‘Em đi từ 5h, xa ơi là xa, lạc đường mấy lần mới thấy nhà chị’. Cậu lên chơi, bế cháu một tí rồi về, nhất định không chịu ở lại. Lúc sau, anh chị chạy xe về ngoại thì gặp cậu vẫn đang lóc cóc trên đường, trời nắng mà cậu không chịu lên xe về cùng”.
Trên TikTok, clip thu hút 3,7 triệu lượt xem, hơn 200 nghìn lượt “thả tim” và gần 5 nghìn lượt bình luận quan tâm.
Dân mạng để lại nhiều bình luận xúc động về chuyến đi dễ thương của chàng trai: “Nghe em trai bảo lạc đường mấy lần mới đến được nhà chị mà thương quá”; “Mình lấy chồng cách nhà hơn 200km. Mẹ mất rồi, em trai út ở với bà ngoại. Tuần nào cậu cũng gọi hỏi thăm cháu, rồi hỏi ‘Bao giờ chị về?’. Nghỉ hè hay nghỉ lễ lại bảo ‘Cho em ra chơi với cháu’. Ra nhà chồng mình chơi, cậu rất hiểu chuyện”; “Em trai mình vẫn hỏi ‘Bao giờ chị với cháu về? Khi nào về nhớ báo để em xuống đón hai mẹ con’. Nhưng 3 năm nay mẹ con chị về cậu chẳng thèm đi đón, cứ nằm ở ngoài nghĩa trang lạnh lẽo”...
Chủ nhân của đoạn clip là Lưu Thanh (sinh năm 1995, quê ở xã Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc). Em trai Thanh là Lưu Tuấn (sinh năm 2007).
Năm 2023, Thanh kết hôn. Nhà chồng cô ở huyện Tam Dương, cách nhà đẻ khoảng 20km. Thanh có con trai đầu lòng 10 tháng tuổi, tên gọi ở nhà là Táo.
Nhắc đến clip lan truyền trên mạng xã hội những ngày qua, Thanh chia sẻ: “Mình quay lại như một cách lưu giữ kỷ niệm, không ngờ lại lên xu hướng và được mọi người quan tâm nhiều như vậy”.
Thanh kể, vì lấy chồng gần nên hầu như tuần nào cô cũng cùng chồng con về quê ngoại thăm bố mẹ và các em. Chỉ thi thoảng bận việc, cô mới để lỡ 1, 2 cuối tuần không về.
Hôm thứ 6 vẫn chưa thấy chị gái dẫn con về, Tuấn sốt sắng gọi điện hỏi thăm. Thấy chị bảo: “Chị chưa biết”, ngay sáng hôm sau Tuấn mượn xe đạp của bạn, đạp xe đến nhà chị thăm cháu.
“Mình nghe Tuấn kể lại, em ấy xuất phát từ 5h nhưng lạc đường mấy lần nên gần 8h mới đến nhà mình. Mở cổng ra thấy em trai đứng đó mồ hôi nhễ nhại, mình suýt khóc”, Thanh kể.
Tuấn ở lại chơi với vợ chồng Thanh và bé Táo một lúc rồi tạm biệt ra về, mặc cho anh chị hết lời nói muốn chở cậu về.
Một lát sau, Thanh cùng chồng con đi xe ô tô về ngoại. Đi được nửa đường thì gặp em trai đang lóc cóc đạp xe trên đường nắng, Thanh muốn Tuấn gửi xe đạp, lên ô tô về cùng nhưng cậu một mực từ chối.
“Em ấy muốn đem xe đạp về trả bạn ngay. Bướng bỉnh là thế nhưng cũng gọi là có trách nhiệm với việc mình làm”, Thanh chia sẻ.
Thanh là chị cả trong gia đình có 5 chị em. Dưới cô là 2 em gái, 2 em trai, Tuấn là em út. Hiện tại, Thanh đã đi lấy chồng, người em thứ hai, thứ ba, thứ tư của Thanh đều làm việc và học tập ở Hà Nội, chỉ còn Tuấn ở quê cùng bố mẹ.
Thanh chia sẻ, các em trai, em gái của cô rất yêu quý, cưng chiều bé Táo, đặc biệt là Tuấn. Mỗi ngày, Tuấn đều gọi video nói chuyện với cháu. Gần đến cuối tuần, Tuấn lại gọi hỏi thăm chị gái có đưa Táo về quê chơi không.
“Đưa con về quê mình rất nhàn vì có bố mẹ và em trai giúp trông con. Tuấn quý bé Táo lắm, thấy cháu về là bế ẵm. Mỗi lúc mình cho con ăn, Tuấn lại pha trò vui để cháu ăn ngoan. Mình mà mắng Táo là Tuấn dỗi. Đến bữa cơm, em ấy thường ăn vội vàng để bế con cho mình ăn, thi thoảng lại thủ thỉ: ‘Chị đưa em bế Táo cho mà đi ngủ’”, Thanh kể.
Bố mẹ Thanh làm nghề nông, phải lam lũ sớm hôm mới nuôi được 5 người con ăn học, trong đó 4 đứa con lần lượt học đại học. Thương bố mẹ, chị em Thanh ngoan ngoãn, chăm chỉ học hành.
Thanh trải qua tuổi thơ khó khăn nhưng cũng rất vui vẻ bên các em. Nhà nhỏ, 5 chị em Thanh ngủ chung trên một chiếc giường, cùng học chung một chiếc bàn học. Dù có lúc chí chóe tranh cãi nhau vì những chuyện nhỏ nhặt nhưng chị em cô vẫn rất yêu thương nhau.
“Giờ 4 anh chị đều sống xa nhà, chỉ còn Tuấn ở quê với bà nội và bố mẹ. Ngày mùa, Tuấn giúp bố mẹ công việc đồng áng. Ngày thanh nhàn, em ấy đảm nhiệm việc nấu cơm, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa. Em ấy chăm chỉ, sạch sẽ lắm”, Thanh chia sẻ.