Nếu đề xuất cho phép chuyển nhượng dự án sau khi đã giải phóng mặt bằng của HoREA được chấp thuận,ịtrườngbấtđộngsảnHàngtrămdựánnhàđấtxácchếtcócơhộihồnhận định trận udinese thị trường bất động sản sẽ có hàng trăm “xác chết” có cơ hội được hồi sinh.
Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) vừa kiến nghị với Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên môi trường liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư bất động sản.
Theo kiến nghị của HoREA với Bộ Xây dựng, Khoản 2 điều 49 Luật Kinh doanh bất động sản đã quy định: “Chủ đầu tư chuyển nhượng đã có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất đối với toàn bộ hoặc phần dự án chuyển nhượng” có giảm nhẹ hơn một chút về điều kiện chuyển nhượng so với Luật Kinh doanh bất động sản 2006.
Tuy nhiên, với nội dung này vẫn chưa đủ lực để thúc đẩy thị trường chuyển nhượng dự án (M&A) để góp phần tháo gỡ khó khăn cho hàng trăm dự án bất động sản. Thống kê của HoREA cho thấy, hiện trên toàn địa bàn TP.HCM đang có tới 137 dự án tạm ngưng thi công hoặc hết hạn công nhận chủ đầu tư.
Hiệp hội có đề nghị coi chuyển nhượng dự án bất động sản là hoạt động kinh doanh bình thường giữa các nhà đầu tư có nhu cầu.
Do vậy, HOREA kiến nghị Bộ Xây dựng trình Chính phủ cho chuyển nhượng dự án kể từ giai đoạn sau khi đã giải phóng mặt bằng để nhà đầu tư mới có điều kiện đẩy nhanh việc thực hiện dự án, góp phần giải quyết hàng tồn kho trên thị trường bất động sản.
Biệt thự, nhà phố tại một dự án ở quận 9, TPHCM xây dang dở rồi bỏ hoang nhiều năm nay - Ảnh: Thùy Linh |
Bên cạnh đó HoREA kiến nghị Bộ Tài nguyên Môi trường và UBND TP.HCM về việc cần thiết hỗ trợ doanh nghiệp đã giải phóng mặt bằng một phần diện tích dự án.
Bởi hiện nay TP.HCM còn 52 dự án chưa thể triển khai được do chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng, trong đó có 23 dự án đã giải phóng trên 80% và 29 dự án dưới 80% diện tích đất dự án.
HOREA kiến nghị, đối với các dự án đã giải phóng mặt bằng trên 80%, kiến nghị UBND thành phố cho phép chủ đầu tư và các hộ dân thuê 2 đơn vị tư vấn độc lập thẩm định giá đất theo giá thị trường, để thỏa thuận việc bồi thường với sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước.
UBND quận, huyện trình thành phố để hỗ trợ chủ đầu tư về các thủ tục hành chính trong việc thu hồi đất.
Đối với các dự án đã giải phóng mặt bằng dưới 80%, kiến nghị UBND thành phố cho phép điều chỉnh ranh để thực hiện dự án, hoặc tạo điều kiện doanh nghiệp hợp tác đầu tư, hoặc chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư có năng lực để tiếp tục giải phóng mặt bằng.
Theo PLO
Hà Nội: Nhiều dự án tái định cư "bỏ hoang", dân nhận nhà nhưng không về ởHàng trăm căn hộ tái định cư tại Hà Nội chưa có quyết định bố trí, trong đó có những dự án về cơ bản xây dựng xong nhưng vẫn bỏ hoang nhiều năm nay. 标签: 责任编辑:Nhận Định Bóng Đá |