Bắt đầu chuẩn bị từ năm 2011,ậtATTTtậptrunggiảiquyếtnhómvấnđềnókết quả trận melbourne city khởi động chính thức vào năm 2012 và tăng tốc từ tháng 4/2013, đến nay Luật An toàn thông tin đã trải qua 5 phiên bản dự thảo lớn trước khi trình lên Quốc hội.
Trong quá trình triển khai xây dựng nội dung dự thảo, Bộ TT&TT đã nhiều lần tổ chức hội thảo lấy ý kiến góp ý (tại các địa phương như Hà Nội, TP.HCM). Dự thảo cũng được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và trang Thông tin điện tử của Bộ để người dân góp ý, tuân thủ theo đúng yêu cầu của quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Tháng 12/2014, Dự án đã được Chính phủ thông qua để trình sang Quốc hội. Dự kiến Quốc hội sẽ thảo luận về dự án Luật này vào kỳ họp tháng 5/2015 và xem xét thông qua vào kỳ họp tháng 10/2015. Nếu được Quốc Hội thông qua trong năm 2015, Luật này sẽ chính thức đi vào triển khai từ năm 2016.
Bố cục dự thảo gồm 9 chương, 52 điều, tập trung giải quyết 7 nhóm vấn đề chính hiện vẫn đang thiếu quy định pháp lý là tấn công mạng, phát tán thư rác, mã độc, lưu hành phần cứng, phần mềm có lỗ hổng; rao bán thông tin cá nhân bất hợp pháp; bảo vệ lợi ích quốc gia trên mạng; phát triển nguồn nhân lực và phát triển sản phẩm thị trường. Tuy nhiên, 5 vấn đề đầu tiên có thể tham khảo kinh nghiệm, thông lệ quốc tế, riêng hai vấn đề cuối cùng cần được xem xét đến các yếu tố đặc thù của Việt Nam, ông Nguyễn Huy Dũng, Phó cục trưởng Cục ATTT, thành viên Tổ Biên tập cho biết.
Là văn bản đề cập toàn diện đến các chính sách bảo vệ an toàn thông tin trên không gian mạng, dự thảo Luật đã đề cập đến nhiều nội dung cực kỳ quan trọng, "cấp bách" trong bối cảnh hiện nay, như Quy định việc phân loại cấp độ an toàn thông tin của hệ thống thông tin trên cơ sở mức độ quan trọng, quy mô và phạm vi ảnh hưởng khi bị xâm phạm an toàn thông tin để có các biện pháp quản lý, bảo vệ phù hợp; Tăng cường bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng; Từng bước hình thành và phát triển thị trường cung cấp sản phẩm dịch vụ ATTT và Tăng cường quản lý , phân định rõ chức năng, trách nhiệm quản lý nhà nước và phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện đảm bảo an toàn thông tin.