TheịgiaohàngchậmnhấtnhìkhuvựcngườiViệtvẫnhàilòbdkq uco kết quả khảo sát trên 80.000 đơn hàng tại 5 nước Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia của iPrice Insights và dịch vụ theo dõi bưu phẩm Parcel Perform, người tiêu dùng Việt Nam hiện phải chờ đợi lâu thứ hai trong khu vực để nhận được hàng khi mua sắm trực tuyến. Ở Việt Nam, khi mua sắm trên nền tảng thương mại điện tử, khách hàng mất trung bình 5,6 ngày mới nhận được hàng. Con số này chỉ ít hơn của Malaysia và cao hơn nhiều so với Thái Lan, nơi người tiêu dùng được giao hàng nhanh nhất với thời gian trung bình 2,5 ngày. Bên cạnh đó, Việt Nam còn là thị trường có thời gian nhận hàng trễ trung bình cao nhất trong 5 nước Đông Nam Á. Tại Việt Nam, trung bình mỗi kiện hàng bị giao trễ tới 24 giờ. Nước xếp thứ hai là Thái Lan chỉ nhận hàng trễ trung bình 7 giờ. Tuy nhiên, người tiêu dùng Việt có vẻ không phiền lòng khi bị giao hàng chậm hơn nhiều so với các nước láng giềng. 51,4% khách hàng tham gia khảo sát cho biết cảm thấy hoàn toàn hài lòng với dịch vụ vận chuyển khi mua sắm trực tuyến. "Tỷ lệ này phần nào thể hiện một cái nhìn tích cực của người tiêu dùng cả nước đối với ngành giao vận nói riêng và thương mại điện tử nói chung", báo cáo của iPrice Insights và Parcel Perform đánh giá.
Tuy nhiên, vẫn có 33,7% khách hàng Việt Nam không hài lòng với dịch vụ vận chuyển nói chung khi mua hàng trực tuyến, thấp hơn so với con số chung của khu vực là 34,1%. Theo báo cáo e-Conomy SEA 2018 do Google và quỹ Temasek công bố, thương mại điện tử là lĩnh vực phát triển mạnh nhất trong nền kinh tế số Đông Nam Á 3 năm qua và sẽ tiếp tục tăng trưởng thần tốc đến năm 2025. Tuy nhiên, một thách thức nổi cộm với thương mại điện tử khu vực được Google chỉ ra chính là mạng lưới giao nhận. iPrice Insights nhận định cuộc chạy đua của một số sàn thương mại điện tử tại Việt Nam với dịch vụ giao hàng siêu tốc trong vài giờ cũng như việc vận động thành lập Hiệp hội doanh nghiệp bưu chính là những thay đổi tích cực để chinh phục khó khăn về giao nhận trong thời gian tới. |