Trong lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), nhiều nữ chuyên gia Việt Nam đang khẳng định mình trong cuộc đua này, không chỉ bởi tài năng mà còn vì khát vọng thay đổi cách thế giới vận hành nhờ công nghệ.
Những cái tên nổi bật có thể kể đến như Wendy Uyên Nguyễn, Nguyễn Thụy Anh từ Rethink Healthcare Foundation (RHF) và Vũ Văn - đồng sáng lập ELSA Speak.
Mặc dù bắt đầu từ những lĩnh vực khác nhau, điểm chung giữa 3 người phụ nữ này là mục tiêu tận dụng sức mạnh của AI để giải quyết các vấn đề cấp bách trong lĩnh vực y tế và giáo dục - những ngành ảnh hưởng đến sự phát triển cốt lõi của xã hội toàn cầu.
Là đồng sáng lập và chủ tịch của Rethink Healthcare Foundation (RHF), nhưng con đường đi đến AI của Wendy Uyên Nguyễn rất khác biệt. Sinh ra và lớn lên trong gia đình có mẹ là giáo viên và luôn dành tình yêu thương chăm sóc trẻ mồ côi, Wendy từ nhỏ đã được hun đúc trong môi trường đầy nhân văn. Cô từng ước mơ trở thành nghệ sĩ piano, nhưng cuối cùng lại chọn con đường y học để có thể giúp đỡ nhiều người.
Bước ngoặt lớn nhất của Wendy Uyên Nguyễn là vào năm 2006, khi cô tham gia một dự án hỗ trợ y tế cho trẻ em ở vùng nông thôn. Chứng kiến tình trạng thiếu hụt dịch vụ y tế cơ bản, cô quyết tâm thay đổi điều đó. "Đó là lúc sứ mệnh của tôi bắt đầu”, đồng sáng lập RHF nhớ lại.
Tuy nhiên, hành trình của Wendy Uyên Nguyễn không chỉ dừng lại ở ngành y tế truyền thống. 8 năm trước, một sai sót y khoa đáng tiếc tại bệnh viện nơi cô làm việc, gây thiệt hại hơn 300.000 USD. Thời điểm đó, AI vẫn còn là một khái niệm xa vời.
Nhưng Wendy Uyên Nguyễn đã nhận ra tiềm năng to lớn của công nghệ này để giúp quản lý lượng thông tin khổng lồ mà các bác sĩ phải xử lý hàng ngày.
Wendy Uyên Nguyễn là đồng sáng lập của Rethink Healthcare Foundation, tổ chức chuyên tạo ra các giải pháp cho hệ sinh thái y tế, chăm sóc sức khỏe. Ảnh: GenAI Summit 2024. |
“AI có thể làm những điều mà con người không thể như xử lý lượng dữ liệu khổng lồ trong thời gian thực để đưa ra những quyết định quan trọng”, cô nhấn mạnh. Wendy đã kiên trì theo đuổi ý tưởng này. Giờ đây, trong thời kỳ hậu Covid-19, AI đã trở thành một phần không thể thiếu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
Sau khi ứng dụng AI thành công trong quản lý thông tin y tế, Wendy tập trung vào y học cá nhân hoá - một thị trường tiềm năng với trị giá 15.000 tỷ USD. Cô và đội ngũ tại RHF đã phát triển những giải pháp AI để xử lý và phân tích kết quả xét nghiệm, giúp các bác sĩ và bệnh nhân hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình.
Mang cùng sứ mệnh với Wendy, Nguyễn Thụy Anh - nhà khoa học và đồng sáng lập tại RHF - không chỉ nhìn thấy tiềm năng của AI trong việc cải tiến ngành y tế mà còn tập trung vào lĩnh vực nghiên cứu thuốc.
Cô hiểu rằng mỗi năm, hàng tỷ USD và thời gian quý báu của các nhà khoa học bị lãng phí vì quá trình phát triển thuốc quá dài và đầy rủi ro. "Hiện nay, phải mất từ 10-15 năm và hàng tỷ USD để mang một loại thuốc ra thị trường và 90% trong số đó thất bại”, cô chia sẻ.
Nhưng nhờ sự phát triển của AI, đặc biệt là các mô hình AI tạo sinh (generative AI), Thụy Anh tin rằng tương lai của ngành dược phẩm sẽ hoàn toàn thay đổi. Một trong những bước tiến lớn nhất của cô và đội ngũ tại RHF là phát triển mô hình AI để dự đoán cách các phân tử thuốc tương tác với protein trong cơ thể.
Điều này có thể giúp rút ngắn quá trình phát triển thuốc từ hàng chục năm xuống còn vài năm, đồng thời giảm đáng kể chi phí nghiên cứu.
Trong bài chia sẻ tại AI Summit 2024, Thụy Anh cho biết họ đang nghiên cứu một công nghệ sử dụng mô hình học máy và AI tạo sinh để giải quyết "protein-ligand docking".
“Ligand là những phân tử gắn kết với protein. Sự gắn kết này rất quan trọng cho hoạt động của thuốc. Hãy tưởng tượng ligand như một chìa khóa và protein như một ổ khóa. Hiểu được cách ligand khớp với protein mở ra những tiềm năng mới trong việc chế tạo thuốc”, đồng sáng lập RHF cho biết.
Nguyễn Thuỵ Anh là đồng sáng lập của Rethink Healthcare Foundation với sứ mệnh cải thiện cuộc sống cho hàng tỷ người. Ảnh: GenAI Summit 2024. |
“Mỗi khi nghĩ về công việc này, tôi cảm thấy như mình đang chơi một trò chơi xếp hình 3D cực kỳ phức tạp ở cấp độ phân tử. Chỉ có điều, thay vì chỉ để giải trí, trò chơi này có thể cứu hàng triệu sinh mạng”, cô nói tiếp.
Ngoài thúc đẩy cải tiến công nghệ, Wendy Uyên Nguyễn và Thụy Anh còn mang trong mình một sứ mệnh cao cả khác: giúp dịch vụ y tế tiên tiến trở nên dễ tiếp cận hơn với mọi người, không phân biệt vị trí địa lý.
Theo Thụy Anh, RHF đang phát triển một công cụ AI tạo sinh để hỗ trợ giải thích kết quả xét nghiệm. Hiện tại, 70% các quyết định y tế dựa trên kết quả xét nghiệm, nhưng hầu hết bệnh nhân thường bị "lạc trôi" trong mớ dữ liệu phức tạp.
“Ngay cả khi nhận được kết quả xét nghiệm, chúng ta cũng không biết cách cắt nghĩa chúng. Các bác sĩ thường không có đủ thời gian hoặc nguồn lực để giải thích từng chi tiết”, nữ thạc sĩ chia sẻ.
Giải pháp của RHF là một công cụ được hỗ trợ bởi AI, có khả năng chuyển đổi dữ liệu y tế phức tạp thành ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu.
“Hãy tưởng tượng thế này: Bạn tải lên kết quả xét nghiệm máu của mình và AI sẽ tóm tắt kết quả bằng ngôn ngữ thường ngày, đồng thời đưa ra những lời khuyên thiết thực. Vì vậy, nếu bạn có bất kỳ câu hỏi cụ thể nào, chẳng hạn như ‘Tại sao mức cholesterol của tôi cao?’, AI có thể trả về câu trả lời”, Thụy Anh mô tả.
Khi Wendy và Thụy Anh đang làm nên những thay đổi căn bản trong ngành y tế, Văn Đinh Hồng Vũ (Vũ Văn), đồng sáng lập ELSA Speak, lại đang cách mạng hóa cách hàng triệu người trên thế giới học tiếng Anh. Cô ứng dụng AI để người học vượt qua một trong những rào cản lớn nhất khi vươn ra thế giới - khả năng ứng dụng ngôn ngữ trong thực tế.
Giống với Wendy Uyên Nguyễn, con đường của Vũ Văn đến với AI cũng không bằng phẳng. Với tấm bằng MBA từ Stanford, ban đầu, cô không hề có kiến thức nền tảng về trí tuệ nhân tạo.
Tuy nhiên, hành trình của nữ CEO bắt đầu từ ý tưởng muốn giúp những người không sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ mẹ đẻ (non-native speaker) cải thiện phát âm và giao tiếp. Chính điều này đã khiến cô quyết tâm tìm hiểu và bước chân vào lĩnh vực công nghệ này.
“Tôi nhớ lần đầu tôi gặp giáo sư từ Đại học Johns Hopkins để xin tư vấn. Ông ấy gửi tôi một bài nghiên cứu và tôi phải quay lại, hỏi ông ấy ‘AI là gì?’”, Vũ Văn nhớ lại.
Nhưng chỉ 8 năm trôi qua, cô nhận ra và chứng minh rằng AI có thể là chìa khóa để giải quyết mô hình học cá nhân hoá (personalized learning) - một khái niệm lâu nay luôn được coi là khó thực hiện ở quy mô lớn.
Vũ Văn là đồng sáng lập của ELSA Speak, một ứng dụng học tiếng Anh nổi tiếng sử dụng trí tuệ nhân tạo, tập trung vào phát âm và khả năng nói lưu loát. Ảnh: GenAI Summit 2024. |
Trong giáo dục, học tập cá nhân hóa là cung cấp phương pháp học tập phù hợp với từng người học, dựa trên nhu cầu, mục tiêu và tốc độ riêng của họ. "Thách thức lớn nhất luôn là quy mô. Làm thế nào để dạy kèm 1-1 cho hàng triệu sinh viên?", CEO ELSA Speak đặt câu hỏi. "AI đã biến điều đó thành hiện thực”, cô khẳng định.
Sử dụng dữ liệu thời gian thực, ELSA tạo ra các bài học và lộ trình học tập dựa trên tiến độ, ngôn ngữ mẹ đẻ và các mục tiêu cụ thể như học tiếng Anh để làm việc hoặc đi du lịch. AI liên tục cải tiến lộ trình học tập, đảm bảo rằng mỗi người dùng nhận được trải nghiệm giáo dục hoàn toàn riêng biệt. "Chúng tôi không chỉ dạy tiếng Anh mà còn cá nhân hoá hành trình học tập của mỗi người”, Vũ Văn nói.
Nhờ đó, từ một ý tưởng sơ khai vào 8 năm trước, giờ đây, ELSA Speak đã trở thành một trong những ứng dụng hàng đầu trong lĩnh vực giáo dục ngôn ngữ với hơn 60 triệu người dùng toàn cầu.
Wendy Uyên Nguyễn, Thụy Anh và Vũ Văn - 3 người phụ nữ, 3 câu chuyện, nhưng họ đều có chung một khát vọng lớn lao: sử dụng AI để thay đổi thế giới.
Đối với Wendy và Thụy Anh, AI là tương lai của y tế: một công cụ giúp giải quyết các vấn đề về tính hiệu quả, chi phí và quan trọng nhất là cứu sống con người. Đối với Vân, AI là chìa khóa để mở ra cơ hội giáo dục cho hàng triệu người, phá vỡ rào cản ngôn ngữ cản trở tiềm năng của mỗi người.
Kết thúc bài phát biểu tại AI Summit 2024, Vũ Văn nói với 1.000 khán giả bên dưới hội trường: "8 năm trước, chẳng mấy ai biết hay nhắc đến AI. Nhưng bây giờ, nó xuất hiện ở khắp mọi nơi và tôi tự hào được là một phần của cuộc cách mạng này".
Dùng ChatGPT thế nào để không tạo ra nội dung vô tri
Sự phát triển của AI mở ra nhiều tiềm năng nhưng cũng có không ít mối lo đối với ngành xuất bản, đặc biệt là nhóm tác giả viết sách.
Các tác giả sách cần phải chấp nhận sự vươn lên của AI, sử dụng chúng như một "siêu trợ lý" thay vì chối bỏ trào lưu. Chia sẻ với Tri thức - Znews, nhiều cây viết cho rằng người làm sách vẫn có thể đứng vững trong thời đại AI nếu biết cách tận dụng sức mạnh của trí tuệ nhân tạo.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
Vừa chạy vừa quay phim, nhà sáng tạo nội dung nhận cái kết đắng
Ấm áp ngày Nhà giáo Việt Nam nơi xứ đạo
Vì sao hơn 100 VĐV bất ngờ đồng loạt trả lại huy chương Olympic 2024?
Thái Lan thua Việt Nam, chấp nhận số 2 Đông Nam Á
Nguồn tài chính dồi dào của IS tới từ đâu?
Obama giận dữ khi con gái hút cần sa
30 trường ĐH dẫn đầu về các chỉ số nghiên cứu tại Việt Nam năm 2019