您现在的位置是:Cúp C1 >>正文

“Cò đất' thời sốt, chốt 1 phi vụ, đút túi tiền tỷ_đổi tiền hungary sang vnd

Cúp C18661人已围观

简介Câu nói của Văn Quân, một tay “cò” vừa trúng quả trong đợt sốt đất vừa qua ở Đà Nẵng khiến nhiều ngư ...

Câu nói của Văn Quân,òđấtthờisốtchốtphivụđúttúitiềntỷđổi tiền hungary sang vnd một tay “cò” vừa trúng quả trong đợt sốt đất vừa qua ở Đà Nẵng khiến nhiều người phải giật mình.

“Cò đất” lướt sóng, bán chênh

Theo Văn Quân, làm môi giới bình thường thì ít có cơ hội đột biến. Những thời điểm sốt, người nhanh nhạy và có chút máu liều mới nhanh giàu. Anh cho biết, trong đợt sốt đất ở Hòa Vang vừa qua, nhờ bám sát thị trường, nắm khách hàng và tìm được người cần bán, anh đã mạnh dạn đặt cọc một lô đất với giá 4 tỷ và sang tay cho người mua với giá 5 tỷ, sau 2 ngày.

“Những giao dịch kiểu này có nhiều rủi ro. Mình phải nắm chắc khách hàng, và thỏa thuận trước với chủ đất. Để chủ đất không “lật kèo” thì mức đền cọc phải đưa lên càng cao càng tốt, chứ không phải 1 đền 1 như bình thường”, Quân nói.

{keywords}
“Cò đất" thời sốt, chốt 1 phi vụ, đút túi tiền tỷ (Ảnh minh họa)


Ngoài chiêu này, Quân còn “bật mí” kiểu làm ăn khác của “cò” là kê giá trên sản phẩm nhà đầu tư gửi bán. “Cò” sẽ thỏa thuận với người bán, giá thu về là bao nhiêu, còn tiền kê lên thì “cò” sẽ hưởng hết. Nhiều trường hợp, tiền lời của người bán còn không bằng tiền phí mà “cò” kê lên.

Quân cho biết, kê giá cũng phải cẩn thận vì có thể ảnh hưởng ngay đến uy tín của “cò”. Bởi trên thực tế, chủ sở hữu thường gửi rất nhiều môi giới với “giá thu về”, rồi từ những người này, họ chia sẻ lại thông tin trong nhóm. Cùng một nền đất nhưng giá bán có thể chênh lệch nhau đến vài trăm triệu cũng là vì thế.

Cũng làm bất động sản nhiều năm, nhưng chị Đoan Trang lại chọn cách làm khác. Theo chị, nhiều “cò” không đơn thuần chỉ lấy tiền hoa hồng mà họ có thể kê thêm vài chục đến vài trăm triệu. Nhưng với chị Trang, chị làm việc theo nguyên tắc “không kê” (không tăng giá so với giá chính chủ) để đảm bảo uy tín và giữ khách hàng. Nhóm của chị chừng 3 - 4 người, nếu khách hàng của môi giới khác hợp, thì chia theo đầu người trên số tiền hoa hồng của chủ cam kết 1% đến 2%. Vì với họ, niềm tin mới là điều quan trọng nhất.

Người mua cần phải tỉnh táo

Việc kê giá, bán chênh không phải là chuyện lạ đối với những người có thâm niên trong ngành. Theo ông Phan Công Chánh, Tổng Giám đốc Phu Vinh Investment, một trong những lí do quan trọng dẫn đến việc “cò” kê giá là “người mua không đánh giá đúng công sức của môi giới”. Trong những “chảo đất” nóng hổi hiện nay, việc tìm ra được những sản phẩm giá tốt để đầu tư và mang lại lợi nhuận không tưởng, thì ít ai trong số họ đánh giá đúng hay trân trọng sự đóng góp của “cò”. Vì vậy, “cò” phải “kê” để tranh thủ kiếm thêm tiền.

“Hãy xem môi giới là người bạn, người đồng đội” là lời khuyên của ông Chánh. Vì họ sẽ luôn chân thành, nhiệt tình, mang lại những cơ hội đầu tư tốt. Và dĩ nhiên, họ phải luôn nhận được thù lao xứng đáng với công sức của họ. Nếu nhà đầu tư nào cũng làm được như thế thì chắc chắn việc cò “kê giá” sẽ được hạn chế đáng kể.

Nhưng nếu với tình trạng đa phần nhà đầu tư vẫn chưa làm được vấn đề đó và muốn giảm tối đa số tiền chênh lệch phải trả cho cò, thì theo ông Chánh, bản thân mỗi nhà đầu tư phải có suy nghĩ “mua bất động sản như ta đón xe buýt, nếu lỡ chuyến này sẽ có chuyến khác”. Trên thực tế, một số người mua luôn có tâm lý đã đi là mua bằng được, chính điều đó đã đẩy họ vào “cơ dưới” trong một giao dịch và nhận phần rủi ro lớn về mình. Người mua nên “đi nhiều mua ít thay vì đi ít mà mua nhiều” để hiểu rõ sản phẩm mình sắp mua. Từ đó có chính kiến và tỉnh táo trước mọi thông tin.

Ông Nguyễn Lộc Hạnh, Phó Tổng Giám đốc DKR cho rằng, nhà đầu tư nhỏ lẻ phải luôn tìm hiểu thực tế về khu vực muốn đầu tư, làm việc với kênh bán hàng uy tín và có pháp lý rõ ràng tại địa phương, không nên chạy theo lợi nhuận mà đưa ra quyết định quá vội trong đầu tư bất động sản. Để tìm hiểu về độ “nóng” thực tế, người mua có thể đến phòng công chứng gần đó tìm hiểu, hay khảo sát thông tin qua nhiều kênh môi giới khác nhau cũng như nhiều sản phẩm tương đương khác nhau để có đánh giá chính xác nhất.

“Việc môi giới đặt cọc rồi sang tay kiếm chênh lệch thực tế là có nhưng độ rủi ro cũng rất cao. Do vậy, phải tính đường lùi, nếu điều rủi ro nhất xảy ra, không kiếm được khách, mất cọc thì thế nào? Khi tính hết mọi khả năng mà vẫn trong giới hạn chấp nhận được thì hãy tham gia”, ông Hạnh khuyến cáo.

Hoàng Anh

Sốt đất vùng ven, tiền chênh ngập mặt, cảnh báo ‘ôm bom’

Sốt đất vùng ven, tiền chênh ngập mặt, cảnh báo ‘ôm bom’

- Ôm tiền rời thành phố lớn, nhiều đại gia bất động sản có xu hướng dịch chuyển về vùng ven. Xu hướng này được dự báo sẽ khốc liệt hơn trong năm 2019.

Tags:

相关文章



友情链接