搜索

Cảnh giác với muôn vàn kiểu lừa đảo khi mua hàng online_keonhaccai

发表于 2025-01-11 19:23:42 来源:Fabet

Cuối năm là khoảng thời gian nhu cầu mua sắm nói chung và mua sắm online nói riêng của người dùng tăng cao. Chính vì thế,ảnhgiácvớimuônvànkiểulừađảokhimuahàkeonhaccai các hoạt động lừa đảo, mạo danh những thương hiệu lớn để bán hàng giả, hàng kém chất lượng cũng gia tăng. Các hành vi đó diễn ra ngày càng tinh vi, khiến không ít người dùng sập bẫy và ảnh hưởng không nhỏ đến hàng loạt doanh nghiệp.

Không mua hàng online nhưng vẫn bị giao đồ về nhà

Từ giữa năm 2019, trên các hội nhóm mua bán hàng online, nhiều người dùng đã liên tục phản ánh về chiêu trò lừa đảo này của một số gian thương. Họ không mua đặt mua hàng online nhưng vẫn nhận được đơn hàng gửi về nhà.

Theo đó, mục tiêu của kẻ gian thường là những hộ gia đình có nhiều thành viên. Ban đầu, chúng sẽ tìm hiểu thông tin cá nhân của một thành viên bất kỳ trong gia đình. Sau đó, kẻ gian sẽ tự đóng gói một sản phẩm bất kỳ rồi giao hàng đến cho người thân trong gia đình để thu tiền.

Cảnh giác với muôn vàn kiểu lừa đảo khi mua hàng online - 1
Trước khi nhận hàng, người dùng nên xác thực rõ thông tin về sản phẩm.

Một số gian thương còn ngụy trang bên ngoài vỏ hộp với băng dính dán có logo của các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee hay Lazada. Bằng cách này, kẻ gian có thể dễ dàng lừa được những người dùng chủ quan, nhận đồ thay cho người thân khi chưa xác nhận thông tin.

Trên thực tế, chiêu trò này đã xuất hiện từ vài năm trước. Tuy nhiên, nó chỉ thực sự bùng phát trong khoảng hơn một năm trở lại đây, khi việc mua sắm thông qua các trang thương mại điện tử ngày càng phổ biến.

Đánh cắp thông tin người dùng để bán hàng giả

Giữa tháng 11, anh Lương Đức, sống tại Cầu Giấy, Hà Nội đã nhận được một đơn hàng với trị giá gần 600.000 đồng từ đơn vị vận chuyển Giao Hàng Tiết Kiệm. Trao đổi với Dân trí, anh Đức cho biết đơn hàng này là chiếc SIM 4G được anh đặt mua tại một gian hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee.

Tuy nhiên, khi lắp SIM vào điện thoại để sử dụng, nó không hề hoạt động. Sau đó, anh liên hệ với gian hàng để tìm hiểu nguyên nhân thì lập tức bị chặn tin nhắn. Không lâu sau, gian hàng này cũng biến mất khỏi Shopee.

Lúc này, anh Đức nhận thấy có dấu hiệu của sự lừa đảo nên đã liên hệ với bộ phận hỗ trợ khách hàng của sàn thương mại điện tử Shopee thì phát hiện ra rằng đơn hàng mà anh đặt mua đã bị gian hàng đó hủy từ trước.

Cảnh giác với muôn vàn kiểu lừa đảo khi mua hàng online - 2
Gói hàng giả được dán cẩn thận với băng dính có kèm logo từ Shopee.

"Do chủ quan, không theo dõi tình trạng đơn hàng trên ứng dụng nên tôi không phát hiện ra rằng sản phẩm mà mình đặt mua đã bị hủy. Khi nhận hàng, sản phẩm được đóng gói khá cẩn thận cùng với băng dính có in logo Shopee, thông tin cũng hoàn toàn chính xác nên tôi không có bất cứ nghi ngờ gì", anh Đức chia sẻ với Dân trí.

Theo tìm hiểu của Dân trí, người đứng phía sau những gian hàng lừa đảo này đã liên tục lập ra nhiều tài khoản khác nhau, đa số dùng để bán SIM. Tiếp đó, chủ gian hàng này mua các bình luận, lượt theo dõi ảo để tăng tương tác cho gian hàng, từ đó có thêm niềm tin từ khách hàng. 

Khi người dùng đặt mua sản phẩm, gian hàng này ban đầu sẽ xác nhận để lấy các thông tin cá nhân của khách, như tên, số điện thoại và địa chỉ. Sau khi đã có được những thông tin trên, chúng sẽ hủy đơn hàng trên nền tảng Shopee và tự thuê đơn vị vận chuyển bên ngoài để gửi hàng. Hàng được gửi đến là hàng giả. Những khách hàng nào không thường xuyên kiểm tra tình trạng đơn hàng trên ứng dụng hoàn toàn có thể sập bẫy của kẻ lừa đảo.

Giả danh các thương hiệu lớn để lừa bán gói bảo hành

Đầu tháng 9, hàng loạt thương hiệu lớn tại Việt Nam đã bị kẻ lừa đảo mạo danh nhằm trục lợi. Theo đó, những kẻ gian này mạo nhận là nhân viên của nhãn hàng để lừa người dùng mua gói gia hạn bảo hành sản phẩm với giá 200.000-250.000 đồng.

Chia sẻ với Dân trí, anh Hữu Bình, sống tại Tp.HCM cho biết, cách đây 3 năm, gia đình có mua một chiếc máy giặt của Samsung và đã hết thời hạn bảo hành. Tuy nhiên, đầu tháng 9, anh nhận được một cuộc gọi với thông báo rằng anh được tham gia chương trình khuyến mãi mở rộng thời gian bảo hành.

Cảnh giác với muôn vàn kiểu lừa đảo khi mua hàng online - 3
Thẻ bảo hành giả mà kẻ gian sử dụng để lừa đảo người dùng.

Nếu đồng ý tham gia chương trình này, anh Bình sẽ được phía Samsung gửi tặng món quà là một chiếc túi giặt thông minh. Ngoài ra, anh sẽ được các nhân viên kỹ thuật của Samsung đến tận nhà để bảo dưỡng, làm vệ sinh máy giặt hoàn toàn miễn phí. Để tham gia, anh sẽ phải trả số tiền 200.000 đồng.

Người gọi dùng số điện thoại di động thông thường, tự nhận là nhân viên tư vấn của Samsung. Tuy nhiên, người này nắm rất chính xác các thông tin cá nhân của anh bao gồm họ, tên và địa chỉ nhà hiện tại của anh. Vì thế, anh không hề hoài nghi về chương trình này và đã đồng ý tham gia.

Tuy nhiên, tất cả chỉ là chiêu trò của kẻ gian. Thẻ bảo hành mà anh nhận được cũng là hàng giả. Khi liên lạc vào số điện thoại in trên thẻ, anh Bình chỉ nhận được thông báo thuê bao không liên lạc được.

Trao đổi với Dân trí, đại diện Samsung Việt Nam khẳng định Samsung không hề có chương trình gia hạn bảo hành nào dành cho khách hàng.

Không chỉ riêng Samsung, kẻ gian cũng mạo danh nhiều thương hiệu lớn khác để lừa đảo người dùng. Không chỉ riêng khách hàng, tình trạng này cũng khiến cho uy tín của không ít thương hiệu bị ảnh hưởng.

(Theo Dân Trí)

Facebook Việt Nam đang xử lý các tài khoản trong vụ gắn thẻ bài viết lừa lấy mật khẩu

Facebook Việt Nam đang xử lý các tài khoản trong vụ gắn thẻ bài viết lừa lấy mật khẩu

Trò lừa đảo gắn thẻ người dùng Facebook vào các nội dung tai nạn giao thông để lừa lấy mật khẩu đã bị Facebook phát hiện, có thể sẽ xoá tài khoản liên quan.

随机为您推荐
友情链接
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by Cảnh giác với muôn vàn kiểu lừa đảo khi mua hàng online_keonhaccai,Fabet   sitemap

回顶部