FabetFabet

Tiến sĩ, bác sĩ Tăng Hà Nam Anh: "Đừng coi thường bệnh lý cơ xương khớp"_bảng xếp.hạng fifa

Tiến sĩ, bác sĩ Tăng Hà Nam Anh: Đừng coi thường bệnh lý cơ xương khớp - 1

Tiến sĩ, bác sĩ Tăng Hà Nam Anh - Giám đốc trung tâm chấn thương chỉnh hình BV đa khoa Tâm Anh, Chủ tịch Hội nội soi & Thay khớp Việt Nam cho biết, loãng xương không gây ra các cơn đau nên ít người quan tâm đến (Ảnh: TL).

Bác sĩ có thể chia sẻ thực trạng bệnh lý cơ xương khớp của người Việt Nam hiện nay?

- Tình trạng trẻ hóa bệnh cơ xương khớp và gout hay loãng xương ở phụ nữ mãn kinh là những vấn đề lớn thường gặp của các phòng khám cơ xương khớp.

Có những bạn trẻ khoảng 32 tuổi trở lên đã có dấu hiệu cứng khớp ngón tay buổi sáng hoặc đau khớp gối khi ngồi lâu. Cột sống bị cứng khi buổi sáng ngủ dậy là triệu chứng hay gặp.

Vì sao nhiều người chưa quan tâm đến chăm sóc cơ xương khớp?

- Không như các bệnh lý về tim mạch, thận, tiểu đường hay các cơ quan gan, mật, tụy… có thể có các bệnh gây tử vong, những cơn đau của hệ vận động như cơ, khớp chỉ thỉnh thoảng đến, rồi đi khi được nghỉ ngơi, càng làm cho nhiều người ít chú ý.

Còn loãng xương thì không gây ra các cơn đau nên hiếm khi người ta nghĩ đến nó.

Tóm lại vì bệnh thoái hóa hệ vận động ít gây bệnh chết người nên nhiều người thường không chú ý đầy đủ. Chúng ta đừng coi thường bệnh lý cơ xương khớp.

Tiến sĩ, bác sĩ Tăng Hà Nam Anh: Đừng coi thường bệnh lý cơ xương khớp - 2
Việc đo loãng xương có thể giúp nhiều người ý thức đến sức khỏe cơ xương khớp của mình (Ảnh: TL).

Với hệ cơ xương khớp, bệnh lý nào đáng báo động và có thể trầm trọng hơn nếu không được quan tâm đúng mức?

- Thoái hóa cơ, khớp, dây chằng và loãng xương là những vấn đề cần được quan tâm đúng mức. Vì những bệnh này sẽ để lại hệ quả trên thể chất người bệnh. Điều này có thể tạo ra gánh nặng cho gia đình, xã hội bởi liên quan đến chi phí điều trị, ngày công lao động bị mất,…

Khi khám chữa trị cơ xương khớp, bác sĩ có thể chia sẻ những trường hợp nào gây nên bệnh lý hệ vận động mà có phần do mọi người chủ quan, không ngờ đến?

- Qua thăm khám, tôi nhận thấy bệnh thoái hóa khớp gối ít khi được chú ý đến. Trường hợp một bệnh nhân leo cầu thang và nghe tiếng lụp cụp ở trong gối.

Bệnh nhân bị đau nhói và đi không được. Khi thăm khám, bác sĩ thông báo bị hư sụn khớp, thoái hóa sụn chêm. Lúc đó, bệnh nhân mới biết mình bị thoái hóa khớp.

Khi hỏi ngược lại thời gian trước khi bị đau, bệnh nhân mới nhớ lại là gối có bị đau khi ngồi khoanh chân lâu hay ngồi xổm nhưng bệnh nhân bỏ qua vì nghĩ không quan trọng.

Một số người khi làm bếp, với tay lấy đồ gia vị trên kệ tủ cao thì thấy đau nhói ở vùng khớp vai. Sau đó, vai ngày càng đau, cơ vai cứng, không thể đưa tay ra sau gãi lưng hay cài áo,…

Thời điểm nào thì nên bắt đầu tầm soát sức khỏe cơ xương khớp?

- Càng lớn tuổi, hệ cơ quan vận động bao gồm, cơ, xương khớp, dây chằng, gân sẽ bị thoái hóa theo thời gian. Loãng xương tiến triển một cách âm thầm. Nguy cơ bị đứt gân, thoái hóa khớp hay gãy xương do loãng xương rất cao. Ở độ tuổi 35 trở đi, mỗi người cần đi tầm soát sức khỏe hệ vận động.

Điều gì cần lưu ý với người làm việc văn phòng khi họ ngồi, đứng lâu?

- Người làm văn phòng có hai vấn đề: một là ngồi lâu nên cơ xương khớp không được vận động, dễ bị thoái hóa sớm; hai là ngồi lâu và sử dụng màn hình máy tính và điện thoại nhiều nên hệ cơ xương khớp vùng cột sống, thắt lưng, cổ, vai, hai khớp gối thường bị đau.

Để giảm thiểu tình trạng thoái hóa sớm, tạo sự dẻo dai cho hệ cơ xương khớp, mỗi người cần vận động thể dục thể thao, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Mọi người cũng cần nghỉ ngơi xen kẽ với làm việc, tránh tiếp xúc quá lâu với màn hình vi tính và tập thêm các bài tập căn bản cho dân văn phòng.

Tiến sĩ, bác sĩ Tăng Hà Nam Anh: Đừng coi thường bệnh lý cơ xương khớp - 3
MFGM có thể cải thiện chức năng cơ, sụn, khớp; bao gồm sự nhanh nhẹn, thăng bằng và khả năng đi bộ (Ảnh: TL).

Hiện nay một số thực phẩm có ghi bổ sung MFGM để tốt cho hệ vận động. Bác sĩ cho biết MFGM có lợi gì với sức khỏe cơ xương khớp?

- Tôi được biết trong sản phẩm mới của Anlene (Anlene 5 Khỏe) có thành phần MFGM (Milk fat globule membrane) hay còn gọi là màng cầu chất béo sữa. MFGM là một nguồn tổng hợp của nhiều hợp chất hoạt tính sinh học, giúp hỗ trợ giảm tốc độ suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp.

MFGM là một màng cấu trúc bao phủ các hạt chất béo trung tính phân tán trong nhũ tương ở sữa và chứa các protein đặc hiệu cho màng, phospholipid và sphingolipid. MFGM có thể cải thiện chức năng cơ, sụn, khớp; bao gồm sự nhanh nhẹn, thăng bằng và khả năng đi bộ.

赞(464)
未经允许不得转载:>Fabet » Tiến sĩ, bác sĩ Tăng Hà Nam Anh: "Đừng coi thường bệnh lý cơ xương khớp"_bảng xếp.hạng fifa