TP.HCM: Quyết định cho học sinh nghỉ đến ngày 5/4
UBND TP.HCM nhận định,ọcsinhTPHCMtiếptụcnghỉhọctrásố liệu thống kê về eintracht frankfurt gặp borussia mönchengladbach hiện nay dịch Covid-19 đang có chiều hướng phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. Do đó việc đảm bảo an toàn cho học sinh thành phổ phải đặt lên hàng đầu.
UBND thành phố cho phép học sinh, học viên các cơ sở giáo dục trên địa bàn tiếp tục nghỉ học đến hết ngày 5/4.
Sau thời gian nghỉ học trên Sở GD-ĐT phối hợp Sở Y tế cập nhật tình hình diễn biến phòng chống dịch của thành phố, tham mưu phương án đi học trở lại cho học sinh, đồng thời hướng dẫn các cơ sở giáo dục đảm bảo tiến độ, hiệu quả thực hiện chương trình.
UBND TP.HCM sẽ tiếp tục kiến nghị Bộ GD-ĐT điều chỉnh kế hoạch năm học 2019-2020 và dời kỳ thi THPT quốc gia phù hợp với tình hình, diễn biến dịch bệnh.
Trước đó, ngày 10/3, Sở GD-ĐT TP.HCM đã đề nghị UBND thành phố xem xét, cấp miễn phí khẩu trang cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh các cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Số lượng cấp đủ để sử dụng trong thời gian 3 tháng kể từ ngày đi học lại.
Theo số liệu mà Sở GD-ĐT báo lên số học sinh là 1.339.588 em; Cán bộ quản lý và giáo viên hơn 51.000 người.
Trước đó, theo lịch học sinh lớp 12 của TP.HCM sẽ đi học lại ngày 9/3 nhưng do diễn biến mới cuả dịch covid-19 các em được nghỉ thêm một tuần.
Như vậy học sinh TP.HCM có kỳ nghỉ dài nhất lịch sử từ ngày 18/1/2020 đến 5/4/2020 (bao gồm nghỉ Tết Nguyên đán và nghỉ do dịch bệnh).
Ở diễn biến khác, hơn 600.000 sinh viên trên địa bàn TP.HCM đều được nghỉ đến hết tháng 3 (trừ 14.000 sinh viên Trường ĐH Y dược TP.HCM đi học lại từ ngày 9/3).
Học sinh Hà Nội nghỉ hết 29/3
Sáng nay, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Hà Nội họp phiên thứ 20 dưới sự chủ trì của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung.
Phát biểu tại cuộc họp, Giám đốc sở LĐ-TB-XH cho biết sau khi Chủ tịch UBND TP chỉ đạo sở đã thông báo cho học sinh, sinh viên trường nghề nghỉ học từ 9-15/3. Trong thời gian nghỉ học, Sở tiếp tục chỉ đạo các trường biện pháp phòng chống dịch, sẵn sàng đón học sinh sinh viên. Các trường tổ chức tuyên truyền mặc dù hiện nay dịch bệnh diễn ra nhưng với sự kiểm soát của TP, học sinh sinh viên hoàn toàn có thể yên tâm quay trở lại học.
Sau khi tuyên truyền, các trường đều nhận được ý kiến của học sinh, sinh viên đề nghị tiếp tục cho nghỉ học đến hết tháng 3.
Cuối chiều qua, 259 cơ sở giáo dục nghề nghiệp có báo cáo bằng văn bản gửi về sở. Sau khi tổng hợp 259 trường, BGĐ Sở nhận định tình hình, báo cáo và đề xuất với Chủ tịch UBND TP tiếp tục cho khối học sinh, sinh viên, khối giáo dục nghề nghiệp được nghỉ học đến hết tháng 3.
Nói về lý do của đề xuất nghỉ thêm, GĐ Sở LĐ-TB-XH cho rằng học sinh sinh viên các trường nghề, cao đẳng đến từ các tỉnh, thành trên toàn quốc. Một số tỉnh có ca bệnh, có nhiều người phải cách ly cho nên nguy cơ lây lan giữa học sinh sinh viên các tỉnh thành đến các trường tại Hà Nội là rất cao.
Thứ hai, chương trình học khối giáo dục nghề nghiệp của Tổng cục giáo dục nghề nghiệp khác với khung chương trình giáo dục phổ thông. Khung chương trình giáo dục nghề nghiệp theo năm dương lịch, hiện nay cho học sinh sinh viên khối nghề nghỉ 5 tuần. Theo báo cáo, các trường có thể cân đối khung chương trình đào tạo mà không ảnh hưởng đến quá trình đào tạo và chất lượng đào tạo của một năm học. Theo giáo dục nghề nghiệp, biên độ thời gian nếu nghỉ 1 tháng nữa vẫn đảm bảo chất lượng đào tạo nghề, vì các trường cứ đủ 1 lớp thì tuyển sinh và tuyển sinh quanh năm.
Còn theo Giám đốc Sở GD-ĐT Chử Xuân Dũng, trong những ngày gần đây, theo báo cáo của Sở Y tế thì tình hình dịch có nhiều diễn biến mới, có nguy cơ cao lây nhiễm trong cộng đồng. Để đảm bảo cho học sinh được an toàn nhất, Sở GD-ĐT thống nhất với Sở Y tế đề xuất UBND TP cho học sinh THPT, THCS, tiểu học, mầm non nghỉ học thêm 1 tuần, hết 22/3.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho hay, trên cơ sở đề xuất của Sở GD-ĐT và LĐ-TBXH, TP quyết định cho tất cả học sinh các cấp từ mẫu giáo mầm non, cấp 1, 2 và các trường dạy nghề nghỉ hết 29/3, còn học sinh THPT trước mắt nghỉ đến 22/3.
Hiện tại nhiều địa phương trên cả nước quyết định cho học sinh hết tháng 3 như Đà Nẵng, Đồng Nai, Đồng Tháp, Quảng Ninh, Long An, Thừa Thiên Huế...
Bộ Giáo dục cho phép tinh giản nội dung, kế thừa và đánh giá học từ xa
Bộ GD-ĐT vừa có công văn gửi các Sở GD-ĐT về việc tăng cường dạy học qua internet, trên truyền hình trong thời gian học sinh nghỉ học để phòng, chống Covid-19.
Theo đó, các Sở GD-ĐT sẽ chỉ đạo, hướng dẫn các nhà trường rà soát, tinh giản nội dung dạy học, xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng dẫn của Bộ để tổ chức dạy học qua internet, trên truyền hình, một cách phù hợp.
“Trong quá trình triển khai thực hiện, cần tham khảo, sử dụng các nguồn học liệu tin cậy, chuẩn xác để tổ chức dạy học và hướng dẫn học sinh học tập”, Bộ GD-ĐT lưu ý.
Ngoài ra, các Sở GD-ĐT sẽ phải chỉ đạo, hướng dẫn các nhà trường lựa chọn công cụ dạy học qua internet phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của từng trường. Trong đó, đặc biệt chú ý đến các điều kiện bảo đảm tổ chức dạy học qua internet có chất lượng. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội sẽ hỗ trợ miễn phí các nhà trường tổ chức dạy học qua internet (địa chỉ https://olm.vn và thư điện tử [email protected]).
Bộ GD-ĐT yêu cầu các Sở tham mưu UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp với Sở GD-ĐT để tổ chức dạy học trên truyền hình phù hợp với điều kiện của địa phương, trong đó lưu ý lựa chọn đội ngũ giáo viên dạy học và khung giờ phát sóng trên truyền hình bảo đảm chất lượng, phù hợp với chương trình học của các đối tượng học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới.
Các Sở GD-ĐT phải chủ động liên hệ với các địa phương đã triển khai chương trình dạy học trên truyền hình để tham khảo, sử dụng hoặc tiếp sóng cho học sinh tại địa phương học tập; chia sẻ các chương trình dạy học trên truyền hình của địa phương mình với các địa phương khác.
Ngoài ra, cần xây dựng lịch phát sóng cụ thể trên truyền hình đối với từng môn học, lớp học và phổ biến tới toàn thể học sinh, giáo viên và gia đình học sinh; báo cáo lịch phát sóng về Bộ GD-ĐT (qua Cục Công nghệ thông tin để đưa lên Cổng thông tin của Bộ GD-ĐT).
Sở GD-ĐT chỉ đạo các nhà trường phân công giáo viên giao nhiệm vụ học tập theo nội dung bài học và hướng dẫn học sinh thực hiện các buổi học qua internet, trên truyền hình; phối hợp với gia đình học sinh có biện pháp quản lý hoạt động học của học sinh qua internet, trên truyền hình; nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập đã giao cho học sinh.
Các nhà trường sẽ hướng dẫn giáo viên, học sinh tham khảo lịch phát sóng các bài học (do Bộ GD-ĐT phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam xây dựng) trên Kênh truyền hình giáo dục quốc gia (VTV7 và một số kênh truyền hình trung ương khác) và các kênh truyền hình khác được công bố trên Cổng thông tin của Bộ GD-ĐT (tại địa chỉ http://www.moet.gov.vn).
Bộ GD-ĐT yêu cầu, khi học sinh đi học trở lại, Sở GD-ĐT phải chỉ đạo các nhà trường tổ chức rà soát, đánh giá kết quả học tập qua internet, trên truyền hình, từ đó, hướng dẫn giáo viên rà soát, tinh giản nội dung dạy học và điều chỉnh kế hoạch dạy học theo hướng kế thừa những nội dung kiến thức đã học qua internet, trên truyền hình nhằm tối ưu thời gian và nội dung kiến thức cần tiếp tục dạy học trong chương trình theo quy định.
Lê Huyền - Trần Thường - Hồng Nhì - Thúy Nga
- Trước diễn biến dịch Covid-19, nhiều địa phương cho học sinh nghỉ hết tháng 3.