Ông Hoàng Nam Tiến hé lộ cách giúp gen Z nhanh chóng thăng tiến_xếp hạng bóng đá fifa
Bí kíp thăng tiến của cựu học trò ông Hoàng Nam Tiến
Tại một chương trình talkshow diễn ra mới đây,ÔngHoàngNamTiếnhélộcáchgiúpgenZnhanhchóngthăngtiếxếp hạng bóng đá fifa ông Hoàng Nam Tiến - Phó chủ tịch Hội đồng Trường đại học FPT - chia sẻ về bí kíp thăng tiến của một học trò xuất sắc của ông. Người này là ông Trần Tuấn Việt - từng là cựu giám đốc trung tâm truyền thông của một ngân hàng cổ phần tốp đầu. Sau này, theo lời ông Tiến, ông Việt tiếp tục ghi dấu ấn tại các tập đoàn lớn khác.
Ông Hoàng Nam Tiến cho biết từ khi mới bắt đầu gia nhập Tập đoàn FPT, ông Trần Tuấn Việt đã nhanh chóng tạo ra thương hiệu cá nhân riêng bằng cách chủ động đăng ký làm MC của những sự kiện lớn. Cậu nhân viên mới nhanh chóng ghi dấu ấn và lọt vào mắt xanh của những lãnh đạo cấp cao tại FPT.
Trong bối cảnh mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, ông Hoàng Nam Tiến khuyên người trẻ nên tận dụng những kênh này để xây dựng thương hiệu cá nhân. Ông khuyên người trẻ tế nhị, khiêm tốn kể về những câu chuyện mình trải qua, thành tựu đạt được cũng như các khó khăn, niềm vui đã vượt qua để đạt được kết quả xuất sắc trong công việc hiện tại trên mạng xã hội.
"Thế hệ của chúng tôi làm rất lâu ở một doanh nghiệp, một tổ chức vẫn được trọng dụng, thăng chức nhưng vẫn cần đi qua từng bước nhưng bây giờ các bạn có thể nhảy cao, bay cao vươn xa hơn. Chỉ trong 1-2 năm các bạn sang tổ chức mới với vị trí, thu nhập, sự trọng dụng ở mức độ hoàn toàn khác", ông Tiến khuyên thế hệ trẻ.
Ông Tiến cho rằng người trẻ này nay không cần mất 10 năm mà chỉ cần 3-4 năm đã có được vị trí đáng mơ ước, thu nhập xứng đáng với năng lực xuất sắc của mình nếu có thương hiệu cá nhân mạnh.
Làm sao để xây dựng thương hiệu cá nhân?
Câu hỏi đặt ra là làm cách nào để xây dựng thương hiệu cá nhân. Theo bà Nguyễn Thái Hà, CEO John Hunt, cụm từ thương hiệu cá nhân đang bị hiểu nhầm khá nhiều. Nhiều người đang hiểu thương hiệu cá nhân là có nhiều người theo dõi trên mạng xã hội hoặc phải có chức danh tại một tổ chức.
Tuy nhiên theo bà Hà, về mặt bản chất thương hiệu cá nhân hiểu đơn giản là dấu ấn riêng của mỗi người đối với người khác. Việc có nhiều người theo dõi trên mạng xã hội chỉ là một trong 6 "chân kiềng" để đánh giá thương hiệu cá nhân dưới góc nhìn nhà tuyển dụng.
Tất cả câu hỏi trong buổi phỏng vấn tuyển dụng đều để tìm ra và phác họa chân dung thương hiệu cá nhân của các ứng viên. Thương hiệu cá nhân thể hiện trên 6 yếu tố: Năng lực chuyên môn, mối quan hệ trong ngành và các công ty cũ, cộng đồng, xã hội bên ngoài; tính chính trực; mức độ ảnh hưởng; hình ảnh trên mạng xã hội; lời của người khác nói về ứng viên.
Bà Hà khẳng định nhà tuyển dụng sẽ chọn ứng viên có thương hiệu cá nhân mạnh.
Ông Nguyễn Trung Hiếu, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư Bảo Ngọc, cho rằng việc xây dựng thương hiệu cá nhân không phải là điều khó. Đơn giản chỉ là phong thái lễ phép, chững chặc tại công sở, gu thời trang phù hợp hay tính cách giúp đỡ đồng nghiệp. Theo ông, người trẻ cần làm tốt 3 điều để xây dựng thương hiệu cá nhân.
Đầu tiên là phải làm chuẩn từ những việc nhỏ nhất. Khi bạn làm tốt việc nhỏ thì việc lớn cũng sẽ làm được. Trong doanh nghiệp, ban lãnh đạo, nhà đầu tư luôn đánh giá cách bạn làm một việc để nhìn ra bạn làm mọi việc ra sao.
Thứ hai là luôn luôn đặt tâm mình vào trong công việc. Ông Hiếu khuyên cho người trẻ không nên đi làm chỉ để nhận lương. Tâm thế đi làm chỉ để nhận lương sẽ giới hạn cơ hội phát triển cũng như thu nhập của mỗi người.
Thứ ba là không ngừng học tập. Việc học giúp mỗi người tự nén mình lại thay vì thỏa mãn mình đã ở trên đỉnh cao. Lời khuyên này đặc biệt được dành cho thế hệ gen Z. Người trẻ thuộc thế hệ này mặc dù rất giỏi nhưng phải biết nén mình lại.
"Lò xo khi càng nén thì khả năng bật càng tốt. Các bạn muốn bật càng xa thì phải nén mình lại. Còn nếu bạn là chiếc lò xo giãn, trên đỉnh rồi thì không bật đi đâu được nữa", ông Hiếu đánh giá.
本文地址:http://pro.rgbet01.com/html/323c599266.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。