GS.NGND Phan Trọng Luận,ĩnhbiệtngườithầycủanhữngngườithầlịch thi đấu bings đá người thầy của nhiều thế hệ sinh viên trường ĐH Sư phạmHà Nội, đã qua đời vào lúc 5 giờ 30 sáng ngày 19/10, hưởng thọ 87 tuổi.
Ông là một nhà sư phạm, một học giả chân chính. Bằng tâm huyết và những cống hiếnkhoa học của mình, ông góp phần to lớn cho giáo dục nước nhà, đồng thời góp một tiếngnói chung vào đời sống văn hoá xã hội trong hơn nửa thế kỉ qua.
GS.NGND Phan Trọng Luận |
Người thầy tận tụy, tâm huyết
GS.NGND Phan Trọng Luận là người đã có công đưa khoa học dạy văn trong nhà trườngViệt Nam phát triển lên một tầm cao mới.
Tận tụy, tâm huyết, GS đã xây dựng nên mộthệ thống lí thuyết cơ bản về khoa học dạy văn trong nhà trường Việt Nam, đề xuất đượcmột hệ thống luận điểm khoa học mới mẻ và một phương pháp luận tiếp cận đúng đắn vấnđề văn học nhà trường.
Nhiều công trình của thầy đã đánh dấu những cột mốc quan trọng trên bước đườngtrưởng thành và phát triển của khoa học dạy văn ở nước ta. Chuyên luận Rèn luyện tưduy qua giảng dạy văn học (1969) đã đặt ra “vấn đề thời sự cấp bách”: dạy văn phảichú ý đến vai trò người học, chú ý bồi dưỡng và phát triển tư duy hình tượng, tư duysáng tạo cho học sinh. Lần đầu tiên trong lịch sử khoa học dạy văn Việt Nam, vai tròchủ thể học sinh được đặt ra như một vấn đề khoa học bức xúc, gợi mở một hướng tiếpcận căn bản vấn đề dạy – học văn.
Năm 1977, cuốn Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường của Giáo sư có thể nóilà một bộ giáo trình giảng văn tương đối dày dặn. Ở đây, nhiều vấn đề cơ bản, mới mẻcủa khoa học dạy văn lần đầu tiên được đề cập đến như vấn đề cơ chế dạy – học văn,“những con đường đưa tác phẩm văn học đến với học sinh”.
Với chuyên luận Cảm thụ văn học – giảng dạy văn học (1983), Giáo sư không chỉ đemđến những thông tin mới về lí thuyết tiếp nhận văn học, góp phần hiện đại hóa líthuyết dạy học văn mà người đọc còn có thể tìm thấy ở đây một phương pháp tư duy, mộtphương pháp tiếp cận chân lí khoa học.
Năm 1988, giáo sư Phan Trọng Luận đã chủ biên bộ giáo trình Phương pháp dạy họcvăn (1988). Bộ giáo trình này vừa là hệ thống lí thuyết chuyên sâu về khoa học dạyvăn vừa có tính ứng dụng nghề nghiệp cao. Giáo trình đã được tái bản hơn 10 lần, đượcGiáo sư bổ sung, hiệu chỉnh thành giáo trình chuẩn dùng chung cho các trường Đại họcvà Cao đẳng sư phạm trong cả nước.
Năm 2000, GS Phan Trọng Luận được tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học công nghệđợt 1.
Năm 2002, GS cho ra mắt chuyên luận Văn học, giáo dục thế kỉ XXI đề cập đến nhiềuvấn đề có tính định hướng, chiến lược về giáo dục và giáo dục văn học trong nhàtrường, tránh những đề xuất, cải tiến chắp vá, manh mún.
Công trình đã đi sâu vào mục tiêu cuối cùng của giáo dục là giải phóng tiềm năngsáng tạo của xã hội và học sinh sinh viên.
Năm 2007, chuyên luận Văn học nhà trường - Nhận diện - Tiếp cận - Đổi mới đã đặtra vấn đề cần phải nhận diện đúng bản chất, đặc thù của văn học nhà trường, cần phảicó phương pháp tiếp cận hệ thống đối với một vấn đề phức tạp và nhạy cảm là dạy họcVăn trong nhà trường.
Giáo sư vừa mới hoàn thành bản thảo của cuốn chuyên luận dày 200 trang bổ sung chonhững hạn chế trong những cuốn sách ông đã viết trong nửa thế kỷ qua về khoa học dạyvăn, với hi vọng khắc phục được những hạn chế ông nhìn thấy, đáp ứng được những đòihỏi mới của việc dạy học văn trong nhà trường hiện nay.
Thầy Luận trong tâm trí học trò
Không chỉ là nhà khoa học có bề dày thành tựu và cống hiến, GS Phan Trọng Luận cònlà một tấm gương tự học và một nhà sư phạm mẫu mực, người thầy đáng kính trọng củanhiều thế hệ sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội và của cả những “học trò” chưa từng đượcgặp mặt “Thầy”.
Tiến sĩ Hoàng Thị Mai (ĐH Hồng Đức), đã bày tỏ “Niềm vinh dự và hạnh phúc được làmhọc trò GS-NGND Phan Trọng Luận”. Trong một bài viết rất công phu, bên cạnh nhữngphân tích kỹ càng về phương pháp giảng dạy của GS Phan Trọng Luận, thì TS Hoàng ThịMai khẳng định “Sáu năm cắp sách theo Thầy (từ thạc sĩ đến tiến sĩ), tri thức, tàinăng sư phạm và nhân cách của một bậc thầy, một nhà văn hóa ở Thầy đã ảnh hưởng quantrọng đến cuộc đời tôi”.
“Ai học với thầy cũng nhận thấy, thầy yêu cầu rất cao đối với học trò, sẵn sàngmắng mỏ đến nơi đến chốn mỗi khi học trò viết bài, làm bài không đạt.
Nhưng rồi cũng tỉ mỉ như không thể hơn được nữa, thầy chữa từng câu, từng dấuchấm, dấu phẩy. Chúng tôi đã lớn lên cùng những dấu chấm, dấu phẩy ẩn chứa biết baoniềm kì vọng thiết tha của Thầy như thế.
Nhớ về Thầy cũng là nhớ về một con người rất giàu tình cảm. Có người cho rằng, nóiđến một bậc thầy đại học mà chỉ quẩn quanh việc thầy yêu thương, quan tâm đến việcăn, việc ở của học trò như thế nào thì hơi “thỏn mỏn” quá.
Tôi nghĩ, không hoàn toàn như vậy. Cách sống, cách ứng xử, tình cảm và sự quan tâmcủa Thầy đối với học trò luôn nhắc nhở tôi phải sống cho chân thật, thẳng thắn, cóích. Mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, thầy quở mắng hết sức nghiêm khắc. Nhưng rồi cũng conngười nghiêm khắc ấy đã lại rất chăm chú, khóe mắt rưng rưng khi nghe tôi kể về mộtchị bạn học trò nghèo mất trộm xe đạp, một cậu bạn mồ côi lận đận vừa kiếm sống vừahọc thạc sĩ mà rằng: “Bảo nó đến đây thầy cho tiền mà trả nợ”; hoặc “Để thầy bảo choviệc mà làm thêm”…
Những lứa học trò hơn 20, 30 như tôi, thầy coi như con gái, khuyên nhủ từ nhữngđiều nhỏ nhặt, rằng: “Làm mẹ mà không thương con, chăm con thì hỏng; phải biết thuxếp công việc gia đình để nghiên cứu khoa học; phải biết kiếm sống bằng chính khoahọc…"
Bài viết “Một người thầy không biết mặt” của tác giả Nguyễn Thành Công (Bạc Liêu)(đăng trên báo Người lao động online) cách đây còn chưa lâu, là câu chuyện của mộtngười thanh niên ngày đi làm thuê kiếm sống, đêm về tự học, chỉ qua đọc được trongsách 12 bài viết về sự tự học của GS Phan Trọng Luận và vui mừng nhận ra chìa khóa mởcon đường tự học tốt nhất cho cá nhân mình mà “tự coi mình là học trò của ông”...
“Số là sách làm văn 12 có mấy bài cho dù ghi rõ là tham khảo, song tôi thấm thíalắm. Bài viết về tinh thần khoa học, về văn hóa… và đặc biệt bài viết về sự tự họcđược giáo sư Phan Trọng Luận chấp bút. Tự học theo Giáo sư là tất yếu đối với mỗi cánhân và xã hội trong thời đại mà kho tri thức dường như vô tận, khi quỹ thời gian củamỗi con người là hữu hạn. Giáo sư nêu bật sự coi trọng con đường tự học ngay cả ởnhững xã hội phát triển cao, như nước Mỹ, và sự lên ngôi của các hình thức giáo dụcđào tạo không chính quy. Bàn sâu, nói kỹ, khơi trúng vấn đề, cứ như giáo sư nói vớiriêng tôi, phân tích cho tôi nghe và chỉ cho tôi con đường đi hợp với hoàn cảnh củamình.
Tôi thực sự bị chinh phục.
Tốt nghiệp THPT, tôi tiếp tục giải quyết hàng loạt lỗ hổng về tin học, lô gich,tâm lý, mỹ học, triết học, lý luận văn học và ngôn ngữ… bằng cách tự học “khổ sai’như đã nói, có khi muốn phát khùng. Chẳng thành thám hoa bảng nhãn, nhưng coi như đãcó chút chữ nghĩa cần thiết để tiếp tục dấn bước trên đời. Nhìn lại, trong nhiềunguyên nhân, thì đóng góp của bài viết có tính khơi gợi của giáo sư Phan là thenchốt”.
GS Nguyễn Đình Chú viết: “Anh là một vị giáo sư rất mực thông minh (...), con nhà nòi. Cụ nội của anh như thế. Ông nội của anh như thế. Thân phụ của anh như thế. Chẳng có gì mà không có Phan Trọng Luận như thế”. (Cụ nội là Phan Tam Tỉnh Tiến sĩ Tổng đốc Hải Dương nổi tiếng thanh liêm. Ông nội là Phan Trọng Mưu tiến sĩ, sĩ phu Cần vương. Thân phụ là Phan Trọng Quảng, lão thành cách mạng - cùng Trần Phú sang dự lớp huấn luyện Quảng Châu do Nguyễn Ái Quốc phụ trách…) |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)