Sáng 1/12,ệnhânẩmthựcÁnhTuyếtquotCácvịkháchquốctếrấtthíchphởHàNộbóng đá c2 hôm nay Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp tổ chức tọa đàm Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể phở Hà Nội.
Tại sự kiện, PGS.TS Nguyễn Thành Lợi - Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị - chia sẻ, tọa đàm là hoạt động quan trọng trong Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024, nhấn mạnh vào việc bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia phở Hà Nội.
"Dù đi đâu về đâu, người Việt đều tự hào có những món ăn truyền thống, ngon miệng, thể hiện văn hóa, ẩm thực của quốc gia nói chung, Hà Nội nói riêng.
Việc Bộ VH-TT&DL ghi danh phở Hà Nội là Di sản văn hóa phi vật thể là bước tiến, khẳng định thêm một lần nữa ẩm thực Hà Nội không chỉ được người Việt Nam mà cả quốc tế ghi nhận", ông Lợi chia sẻ.
Từng nấu phở Hà Nội cho các chính khách và nghệ sĩ quốc tế nổi tiếng đến Thủ đô, nghệ nhân ẩm thực Phạm Thị Ánh Tuyết chia sẻ, khi tiếp các vị khách quốc tế, lãnh đạo cấp cao của các nước thưởng thức phở, bà thấy họ rất bất ngờ với món ăn này, họ đánh giá món ăn này là một sự kết hợp hoàn hảo.
"Các vị khách quốc tế rất thích phở Hà Nội, họ đánh giá cao món ăn sáng tạo của Việt Nam khi sự kết hợp được các loại gia vị hài hòa, tinh tế...", bà Tuyết nhận định.
Nghệ nhân Bùi Thị Sương đến từ TPHCM cũng cho hay, trước đây, khách quốc tế thường dùng tiếng Anh để gọi phở, có người gọi phở là súp (Beef Noodle Soup) nhưng hiện nay tất cả các nước đều đề rõ là "phở" (Pho).
"Những người bạn của tôi làm việc ở nước ngoài thường kể những câu chuyện độc đáo về phở, giúp thực khách nhớ rất lâu về món ăn Việt Nam. Điều này cho thấy hoạt động quảng bá món ăn ra nước ngoài rất quan trọng.
Để chúng ta có thể thưởng thức phở cũng như hương vị Việt Nam ở những nơi xa xôi nhất trên thế giới chứ không chỉ trong đất nước...", bà Sương cho biết.
Nghệ nhân Ánh Tuyết nhận định, hiện nay số lượng quán phở Hà Nội tăng lên rất nhanh so với trước kia do cung cầu ngày càng phát triển.
Theo bà Tuyết, trước đây phở Hà Nội chỉ có phở bò, hiện nay phở được biến tấu đa dạng để phục vụ nhu cầu của thực khách, như: Phở trộn, phở tái, phở sốt vang, phở cuốn... để phù hợp với xã hội.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn nên giữ nét phở truyền thống của phở Hà Nội nói riêng và phở Việt Nam nói chung.
Bà Ánh Tuyết bật mí, để có bát phở ngon, nước dùng phở Hà Nội được ninh từ xương bò trong nhiều giờ, kết hợp với các loại gia vị như quế, hồi, gừng và thảo quả.
Nước dùng phải trong, ngọt thanh tự nhiên mà không sử dụng bột ngọt hay gia vị nhân tạo.
Sợi phở Hà Nội được làm từ gạo tẻ chất lượng cao, tráng mỏng và cắt đều tay. Bánh phở mềm mịn, không nát khi trụng và giữ được hương thơm tự nhiên của gạo.
Phở bò Hà Nội sử dụng các phần thịt tươi như tái, nạm, gầu, gân. Hành lá, rau mùi, tiêu xay, chanh, và tương ớt là những gia vị không thể thiếu, tạo nên sự cân bằng hài hòa cho bát phở.
TS. Lê Thị Minh Lý - Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam - chia sẻ, các chủ thể thực hành di sản văn hóa phi vật thể phở Hà Nội là những người trao truyền qua nhiều thế hệ.
Họ vừa thực hành để mưu sinh vừa có những sáng tạo, cá tính đặc biệt trong việc gìn giữ truyền thống ấy, không thay đổi, không bị thương mại hóa hoặc không bị biến thành món ăn khác, tạo thành thương hiệu của chính mình.
"Nhà nước cần có trách nhiệm với di sản được công nhận. Phở Hà Nội là một giá trị mà Nhà nước phải có chính sách bảo vệ...", TS. Lê Thị Minh Lý nhấn mạnh.