Nam sinh nghèo giành học bổng tiến sĩ toàn phần ở nước Pháp_lịch b
Giữa năm 2023,èogiànhhọcbổngtiếnsĩtoànphầnởnướcPhálịch b Nguyễn Đức Anh (Bình Phước) nhận được email thông báo giành học bổng toàn phần cho chương trình tiến sĩ tại một trong những trường công lập danh giá nhất nước Pháp. Với chàng trai 25 tuổi khi ấy, đây là “niềm hạnh phúc nhất cuộc đời”.
“Mình đã trải qua tròn 3 năm xa xứ để giành được một suất học bổng toàn phần cho 3 năm xa xứ tiếp theo. Mọi thứ đến với mình quá đỗi bất ngờ: Nước Pháp, tốt nghiệp xuất sắc cho cả hai chương trình thạc sĩ, giành học bổng toàn phần tiến sĩ. Những điều này - ở thời điểm tốt nghiệp đại học - mình chưa bao giờ dám nghĩ tới”.
Đức Anh sinh ra tại Bù Đốp (Bình Phước), một huyện biên giới giáp Campuchia. Năm lớp 8, Đức Anh theo gia đình về quê tại Bắc Ninh sinh sống.
2 năm đầu, cậu liên tục bị bạn bè trêu ghẹo vì sự khác biệt về giọng nói. Đỉnh điểm vào cuối năm lớp 8, cậu bị các bạn học tấn công hội đồng. Mặc dù lên cấp 3, tình trạng này đã giảm bớt nhưng Đức Anh vẫn thấy lạc lõng với sự khác biệt này.
Vì thế, đến năm lớp 12, cậu vẫn tha thiết xin bố mẹ cho quay trở lại Bình Phước để sống cùng gia đình chị gái. Quyết định đột ngột của Đức Anh khiến bố phản đối kịch liệt. “Bố gay gắt nói sẽ không chu cấp bất cứ khoản sinh hoạt phí hay học tập nào cho mình, nhưng may mắn sau đó mình được cả mẹ và chị gái ủng hộ”, Đức Anh nói.
Quãng thời gian xa bố mẹ khiến Đức Anh học được tính tự lập. Vì chị gái có hai cháu nhỏ, ngoài thời gian học, nam sinh cũng phụ giúp chị chăm sóc cháu, xay xát gạo và bán nước mía. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, Đức Anh thi đỗ vào ngành Quản trị kinh doanh của Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM (nay là Trường ĐH Công Thương TP.HCM). Môi trường đại học khiến cậu “như được là chính mình”.
Háo hức với những thứ mới mẻ, Đức Anh dành phần lớn thời gian cho trải nghiệm, tham gia các hoạt động ngoại khóa và đi làm thêm. Nhưng những điều này cũng khiến kết quả học tập của cậu giảm sút, phải thi lại 4 môn trong 2 năm.
Đây cũng là thời điểm gia đình Đức Anh gặp khó khăn về kinh tế, rơi vào cảnh nợ nần. Thời điểm ấy, bố gọi cho Đức Anh trao đổi về việc có thể cậu sẽ phải nghỉ học vì bố mẹ không còn khả năng chi trả. Nhưng chính mẹ lại là người động viên cậu nên cố gắng hoàn thành việc học, mẹ sẽ cố gắng xoay sở.
Biến cố này cũng giúp Đức Anh thay đổi hoàn toàn tư tưởng. Thay vì dành phần lớn thời gian tham gia các hoạt động xã hội, cậu bắt đầu hạn chế và tập trung vào việc học. Tới năm thứ 3, Đức Anh bắt đầu giành được học bổng khuyến khích trong học tập đầu tiên. Để trang trải chi phí sinh hoạt, ngoài giờ học, nam sinh còn xin đi làm MC dẫn cho các chương trình tiệc cưới và hội nghị quanh TP.HCM và các tỉnh lân cận.
Giai đoạn này, Đức Anh cũng quen một người bạn đang theo học tại Pháp. Chính người bạn này đã động viên cậu nên phấn đấu học lên cao hơn và giành học bổng để đi du học. Nhưng với Đức Anh khi ấy, đây là một chuyện không tưởng.
“Hoàn thành chương trình đại học với GPA 2.78/4, mình vẫn chưa thể nhận bằng vì thiếu chứng chỉ chuẩn đầu ra tiếng Anh. Nhưng bạn ấy luôn có niềm tin mãnh liệt rằng nếu cứ phấn đấu, mình có thể làm được mọi thứ”, Đức Anh nhớ lại.
Nhận được sự động viên từ người yêu, sau khi tốt nghiệp đại học, Đức Anh chưa xin việc ngay mà dành toàn bộ thời gian để nâng cao năng lực của bản thân. Trong vòng 3 tháng sau khi tốt nghiệp, mỗi ngày Đức Anh đều dành từ 8-10 tiếng để học tiếng Anh, nhờ vậy đã nâng từ con số 0 lên đạt IELTS 6.0.
Ngoài ra, để “apply” học bổng thạc sĩ Pháp, Đức Anh cũng phải thiết kế một dự án nghiên cứu liên quan đến ngành học. 9X tìm cách kết nối với những người đi trước là chuyên gia trong lĩnh vực này để tìm ra ý tưởng phù hợp và có tính khả thi. Không ngờ, dự án này đã giúp Đức Anh nhận về mức học bổng cao nhất vào ngành Quản lý kinh doanh nông sản và thực phẩm của Trường Kinh doanh Audencia (Pháp).
Chưa từng nghĩ sẽ học tiếng Anh hay đi du học cho đến năm 23 tuổi, quãng thời gian học tập tại Pháp đã giúp chàng trai người Việt có rất nhiều trải nghiệm. “Tại đây, mình được làm những điều năm 18 tuổi bản thân chưa bao giờ nghĩ tới. Từ một cậu bé sinh ra ở một vùng quê rất nghèo, mình đã có cơ hội gặp gỡ và trao đổi với rất nhiều người tài giỏi ở khắp mọi nơi”.
Sau chương trình thạc sĩ thứ nhất, Đức Anh nộp lên tiến sĩ nhưng bị hầu hết các trường từ chối hồ sơ. Từng hoài nghi về năng lực bản thân, nhưng cũng nhờ những lần từ chối này khiến Đức Anh nhận ra bản thân còn thiếu nhiều kỹ năng và kinh nghiệm nghiên cứu.
Không từ bỏ, Đức Anh quyết định học thêm chương trình thạc sĩ thứ 2 về ngành Nghiên cứu trong quản lý và đổi mới tại Trường Kinh doanh Skema. Chương trình này khác hoàn toàn với chương trình trước vì người học sẽ được đào sâu về phương pháp nghiên cứu và các lý thuyết trong quản lý.
“Trong quãng thời gian này, mình thường phải đọc từ 15-20 bài báo khoa học mỗi tuần. Dù khá nặng nhưng điều này cũng giúp mình trau dồi thêm những kiến thức và kỹ năng cần thiết trong nghiên cứu, phục vụ cho việc học tiến sĩ sau này”.
Năm 2023, Đức Anh tiếp tục nộp hồ sơ tiến sĩ. Lần này, nhờ sự chuẩn bị kỹ càng, chàng trai người Việt nhận được học bổng toàn phần ngành Quản lý đổi mới tại Đại học Paris-Saclay, ngôi trường hàng đầu nước Pháp.
Theo Đức Anh, lần nộp lại này đã giúp cậu rút ra được nhiều bài học. “Để được nhận vào học tiến sĩ, ứng viên phải chủ động liên hệ với các giáo sư có cùng hướng nghiên cứu và được chấp thuận đồng hành. Ngoài ra, hướng nghiên cứu của ứng viên cũng phải có tính đồng bộ với định hướng phát triển của giáo sư và nhà trường. Bởi lẽ, nếu đề xuất một lĩnh vực nghiên cứu không có giáo sư nào thực hiện hoặc trường không có định hướng phát triển sẽ không thể nào đi tiếp được”.
Ngoài ra theo Đức Anh, thư động lực cũng là yếu tố tạo ra điểm khác biệt và kể được câu chuyện cá nhân. “Thay vì đưa hết kinh nghiệm, thành tích học thuật vào lá thư động lực, hãy nói về việc tại sao lại có động lực học tiến sĩ và những lý do hồ sơ của mình phù hợp với trường. Điều này sẽ thuyết phục được hội đồng tuyển sinh”, Đức Anh nói.
Theo học chương trình tiến sĩ 3 năm tại Pháp, Đức Anh nhìn nhận bản thân còn nhiều điều cần phải cải thiện. Dẫu vậy, chàng trai Bình Phước luôn cảm thấy bản thân là người may mắn, dù gặp nhiều trắc trở trên con đường học tập, từng bị từ chối nhiều lần nhưng đã không nản chí và vẫn tiếp tục bước đi.
“Trong tương lai sau khi hoàn thành chương trình tiến sĩ, mình mong có cơ hội trở thành giảng viên để giảng dạy tại đại học công lập ở Pháp”, Đức Anh chia sẻ.
'Khủng hoảng' giúp nam sinh Bách khoa giành học bổng của Chính phủ NhậtCó 6 bài báo quốc tế khi chưa tốt nghiệp đại học, trong đó 2 bài đạt “rank A”, Nguyễn Năng Hưng được xem là trường hợp “khủng” của ĐH Bách khoa Hà Nội.本文地址:http://pro.rgbet01.com/html/320c499584.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。