Mới đây,Đềxuấtthànhlậpviệnnghiêncứutưnhânliênkếtgiữanhàkhoahọcvớinôngdâkết quả ngoại hạnh anh sáng ngày 27/9 ở Long An, hội nghị "Cơ khí nông nghiệp thông minh cho đồng bằng sông Cửu Long" đã được UBND TP.HCM phối hợp với Đại học Quốc Gia TP.HCM chủ trì tổ chức, Sở Khoa học & Công nghệ TP.HCM phối hợp với Đại học Bách Khoa TP.HCM thực hiện. Một trong những ý kiến đáng chú ý trong hội nghị là đề xuất lập Viện nghiên cứu cơ khí nhằm liên kết giữa TP.HCM và Tây Nam Bộ của kỹ sư Nguyễn Thế Hà, Giám đốc đầu tư công ty Bùi Văn Ngọ - một doanh nghiệp có tiếng về các thiết bị cơ khí. Theo đề xuất của ông Hà được Trang thông tin điện tử Sở Khoa học & Công nghệ TP.HCM đăng tải, Viện nghiên cứu sẽ hoạt động theo mô hình tư nhân với nòng cốt là những nhà khoa học từ các trường Đại học ở TP.HCM nhằm nghiên cứu, chuyển giao các thiết bị kỹ thuật phục vụ cho nông dân các tỉnh Tây Nam Bộ.
Ông Hà chia sẻ, nghiên cứu mới đây cho thấy, tổn thất các khâu trong canh tác trong và sau thu hoạch nông nghiệp còn ở mức cao về khối lượng và chất lượng, quy ra giá trị lớn hơn 15%, tức là vào khoảng 5,2 tỉ USD mỗi năm. Điều này cho thấy sự cần thiết trong cơ giới hóa nông nghiệp, ứng dụng máy móc trong hoạt động sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, việc cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp hiện nay tại đồng bằng sông Cửu Long còn nhiều hạn chế. Thậm chí, nông dân mua các loại máy sấy hiện đại của Hàn Quốc, Nhật Bản nhưng hoạt động không ổn định vì máy móc ngoại nhập nhiều khi không phù hợp với điều kiện sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam. "Trong khi đó, chúng ta có nhiều chuyên gia, nhà khoa học giỏi ở Đại học hoàn toàn có thể làm việc này. Tôi từng học ở Đại học Bách khoa TP.HCM và có thể khẳng định là chúng ta có thể chế tạo những máy móc cho nông nghiệp thích nghi tốt hơn so với các loại máy ngoại nhập" - ông Hà khẳng định. |