Hành trình khởi nghiệp từ kẻ vô gia cư đến tỷ phú 3,1 tỷ USD_soi kèo ukraine

John Paul Jones DeJoria là một nhân vật mang tính biểu tượng trong lĩnh vực khởi nghiệp và kinh doanh Mỹ,ànhtrìnhkhởinghiệptừkẻvôgiacưđếntỷphútỷsoi kèo ukraine nổi tiếng vì sự vượt nghịch cảnh, kiên trì, đổi mới và trách nhiệm xã hội.

Sinh năm 1944, tại thành phố Los Angeles, bang California (Mỹ), cuộc sống ban đầu của John Paul Jones DeJoria đối mặt với vô vàn khó khăn. Mẹ của ông là người Hy Lạp và cha là người Italia, theo Tờ Ellines.

ty phu 1.jpg
Câu chuyện truyền cảm hứng của John Paul bắt đầu từ người vô gia cư, phải đi gõ cửa từng nhà để bán hàng giúp gia đình và sống một cuộc sống ở tầng đáy xã hội.

Cha mẹ ly hôn khi ông mới 2 tuổi. DeJoria được nuôi dưỡng bởi mẹ đơn thân. Năm 9 tuổi, DeJoria bắt đầu cùng anh trai bán thiệp giáng sinh và bán báo để đỡ đần gia đình. Tuy vậy, mẹ ông không đủ khả năng nuôi các con trai và cả hai anh em đều được giao cho một gia đình khác nhận nuôi.

Sau khi tốt nghiệp, DeJoria gia nhập Hải quân Mỹ vào năm 1962, ở đó 2 năm và làm nhiều công việc khác nhau như nhân viên quét dọn và nhân viên bán hàng. Ông đã trải qua một thời kỳ vô gia cư, buộc phải nhặt những chai rỗng từ rác để sinh tồn. Bất chấp những thách thức này, DeJoria không để nghịch cảnh đánh bại mình. 

Tỷ phú với trách nhiệm xã hội sâu sắc

Hành trình khởi nghiệp của DeJoria bắt đầu vào cuối những năm 1970 khi ông vay 700 USD, hợp tác với thợ làm tóc Paul Mitchell để đồng sáng lập John Paul Mitchell Systems. Với tầm nhìn chung về cách mạng hóa ngành chăm sóc tóc, bộ đôi này đã giới thiệu dòng sản phẩm chất lượng cao, dành riêng cho salon.

Bất chấp những thất bại ban đầu và thiếu nguồn lực, sự kiên trì và nhạy bén trong kinh doanh của DeJoria đã đưa công ty đến thành công chưa từng có, đưa John Paul Mitchell Systems trở thành công ty dẫn đầu toàn cầu trong ngành làm đẹp.

Dựa trên thành công của John Paul Mitchell Systems, DeJoria bắt tay vào một dự án kinh doanh mang tính đột phá khác vào năm 1989 với việc thành lập The Patrón Spirits Company. 

ty phu 2.jpg
Đối với DeJoria, thành công không phải là những gì bạn đạt được mà là liệu bạn đã làm tốt nhất việc mình đang làm hay chưa. Thành công không có sự chia sẻ chả khác gì thất bại.

Ông đã tìm cách tạo ra một thương hiệu rượu tiêu biểu cho sự sang trọng. Thông qua sự chú ý tỉ mỉ đến từng chi tiết và cam kết vững chắc về chất lượng, Patrón Tequila nổi lên như một biểu tượng của sự tinh tế, thu hút được sự tán thưởng trong giới thượng lưu. 

Hiện Patrón bán hơn 2 triệu thùng rượu mỗi năm. Ông cũng là một trong những đối tác sáng lập của chuỗi hộp đêm House of Blues, sau đó được bán với giá 350 triệu USD vào năm 2006.

John Paul Jones DeJoria cũng nằm trong danh sách 400 người giàu nhất nước Mỹ Forbes 400, với khối tài sản lên tới 3,1 tỷ USD.

Đặc điểm nổi bật trong kinh doanh của DeJoria là cam kết kiên định đối với trách nhiệm xã hội và tính bền vững của môi trường. Trong suốt sự nghiệp của mình, ông đã ủng hộ các hoạt động từ bảo tồn biển đến các sáng kiến dành cho người vô gia cư, sử dụng nền tảng và nguồn lực của mình để tạo ra sự thay đổi tích cực trong xã hội. 

Năm 2009, ông đã quyên góp 150.000 USD để thành lập Grow Appalachia, một tổ chức hướng dẫn các gia đình nghèo ở bang Kentucky (Mỹ) cách trồng, nấu và bảo quản rau.

Dù Patron là nhà máy rượu cao cấp nhưng ông vẫn cho tuyển lao động địa phương ở Mexico, hỗ trợ xây nhà, cho trẻ em đến trường cũng như hoàn thiện hệ thống bảo vệ môi trường quanh nhà máy. 

"Nếu bạn mong một bữa trưa miễn phí, bạn không thể đi xa và mọi thứ sẽ rất nhàm chán. Hãy bước ra ngoài và làm gì đó, bạn hãy tự thân vận động", tỷ phú DeJoria đưa ra lời khuyên cho các bạn trẻ.

Với cuộc đời chìm nổi của kẻ vô gia cư và từng phải đi gõ cửa từng nhà để bán hàng, DeJoria hiểu rất rõ việc tự thúc đẩy bản thân vươn lên, vượt thử thách để đi đến thành công.

"Bạn phải nhiệt tình khi đứng trước cánh cửa thứ 51 dù 50 cánh cửa trước đó không chào đón bạn. Để làm được điều đó bạn phải chuẩn bị cho những lời từ chối, những cú tát vào mặt. Khi đã có sự chuẩn bị, bạn sẽ không bao giờ ngã gục". DeJoria chia sẻ.

Di sản của John Paul Jones DeJoria vượt qua lĩnh vực kinh doanh, thể hiện sức mạnh biến đổi của tinh thần khởi nghiệp để tạo ra sự thay đổi có ý nghĩa. Khả năng lãnh đạo có tầm nhìn của ông đã định hình lại các ngành công nghiệp và truyền cảm hứng cho những người trẻ không ngừng theo đuổi ước mơ của họ. 

Tử Huy

Từ chối sang Mỹ, chàng trai khởi nghiệp ở tuổi 23, hiện tài sản trị giá 21.100 tỷTRUNG QUỐC - Từ chối cơ hội sang Mỹ du học để ở lại nước khởi nghiệp, sau 10 năm Diêu Tụng sở hữu khối tài sản ròng 6 tỷ NDT (21.122 tỷ đồng).
World Cup
上一篇:Hàng loạt hổ, sư tử ở vườn thú nổi tiếng New York bị nhiễm Covid
下一篇:Nhận định, soi kèo Namdhari FC vs Inter Kashi, 15h30 ngày 13/1: Bât phân thắng bại