Tết Nguyên đán ở Lạng Sơn của cộng đồng người Dao_lịch thi đấu hạng nhất anh

Tháng Chạp,ếtNguyênđánởLạngSơncủacộngđồngngườlịch thi đấu hạng nhất anh thời tiết lạnh tê tái nhưng ở đỉnh núi Mẫu Sơn thuộc xã Công Sơn (Lộc Bình, Lạng Sơn), bà con dân tộc Dao đang hối hả đón Tết. Tết của người Dao được phân thành hai: Tết năm cũ và Tết năm mới.

Tết năm cũ hay còn gọi là Tết qua năm, Tết tổng kết và thường được tổ chức từ ngày 13 - 30 tháng 12 âm lịch. Đây là một tập tục, lưu truyền từ nhiều đời nay của người Dao.

{keywords}
Người Dao ở Lộc Bình (Lạng Sơn) thường ăn 2 cái Tết trong 1 năm.

Mặc dù người dân tộc Dao có ở khắp các tỉnh như Phú Thọ, Thanh Hóa, Lào Cai, Tuyên Quang… nhưng nghi lễ đón Tết cũ ở Công Sơn có nhiều nét khác biệt.

Anh Triệu Chằn Sửu - cán bộ văn hóa xã Công Sơn, đồng thời là người dân tộc Dao Lù Gang cho biết, ngay từ nhỏ, vào khoảng 13 tháng Chạp, anh đã thấy người lớn trong nhà tạm dừng mọi công việc, dọn dẹp nhà cửa, ban thờ tổ tiên, nhờ thầy chọn ngày đẹp làm lễ.

Người dân tộc Dao rất coi trọng chữ hiếu, không chỉ ngày Tết mà vào các ngày rằm, mùng 1 hàng tháng, họ cũng thường dâng lễ vật cúng tổ tiên.

‘Người Dao ngành Lù Gang (Công Sơn) sống rải rác trên các ngọn núi, làm nghề trồng trọt, chăn nuôi gia súc. Tết cũ là nghi lễ đặc biệt quan trọng của người Dao chúng tôi. Theo đó, mỗi dòng họ sẽ chọn một ngày khác nhau để cúng. Họ Hoàng chọn ngày Ngọ, họ Đặng chọn ngày Dần, còn họ Triệu chọn ngày Mão hoặc ngày Sửu…

Tuy nhiên, vì sao các dòng họ lại chọn ngày riêng biệt như vậy, lớp trẻ chúng tôi không rõ. Có người cho rằng, mỗi một dòng họ ở xã Công Sơn có một linh vật bảo vệ. Họ sẽ chọn cúng Tết vào ngày ứng với linh vật đó nhưng đây cũng chỉ là lời nói truyền miệng’, anh Sửu cho hay.

Sau công đoạn chuẩn bị, gia chủ mời thầy đến cúng. Do số người làm thầy cúng ít, một ngày có khoảng 2 - 3 nhà làm lễ nên các gia đình trong thôn, bản cố gắng bố trí thời gian lệch nhau, luân phiên từ sáng đến chiều, tạo điều kiện cho thầy di chuyển.

Một buổi lễ cúng Tết năm cũ thường diễn ra trong 2 tiếng đồng hồ. Thầy cúng thay mặt gia đình, báo cáo những kết quả lao động, sản xuất trong một năm qua với tổ tiên. Đồng thời gia chủ nhờ thầy cúng giải hạn, xua những đen đủi của năm cũ và mời tổ tiên, người đã khuất về đón năm mới. Trong quá trình cúng, thầy sẽ đọc những bài khấn bằng tiếng Dao. Sau buổi lễ cúng Tết năm cũ, gia chủ thường chuẩn bị một ít tiền và gạo đưa thầy để tỏ lòng cảm ơn.

‘Tính chất cộng đồng, làng bản được thể hiện rõ nét qua Tết năm cũ. Các gia đình trong thôn, bản không ăn riêng mà quay vòng. Nhà nào cũng làm khoảng 3 - 4 mâm cỗ, mời họ hàng, làng xóm, bạn bè đến chung vui. Hôm nay ăn nhà này, mai ăn nhà khác. Cứ thế Tết cũ kéo dài đến gần dịp Tết Nguyên đán. 

Trước ngày diễn ra lễ cúng Tết năm cũ, người có tiếng nói trong gia đình sẽ sang mời mọi người, đồng thời nhờ thanh niên, trai tráng qua nhà giúp nấu cỗ. Sáng sớm, không khí tất bật, vui như trảy hội.

Mâm cúng Tết năm cũ gồm: Một con vịt, một con gà, kèm thêm bánh, trái cây, rượu, tiền vàng và được để thờ trong 2 ngày. Trên mâm cỗ Tết cũ có các món ăn là đặc sản của địa phương. Nhà nào có điều kiện hơn còn mổ một con lợn, làm khoảng 10 mâm cỗ’, anh Sửu nói.

Anh Sửu chia sẻ thêm, sau khi ăn Tết cũ xong, người Dao ăn Tết Nguyên đán giống như người dân cả nước nhưng không có lễ cúng ông Công ông Táo (23 tháng Chạp).

Tết Nguyên đán được đồng bào dân tộc Dao gọi là Tết năm mới, kéo dài từ 30 tháng Chạp đến hết 15 tháng Giêng.

‘Sáng sớm 30 Tết, mọi người trong gia đình dậy từ sớm, mổ gà, mổ lợn, làm mâm cơm cúng tất niên. Lúc này, trên ban thờ có thêm bánh chưng, được làm từ 27, 28 Tết.  Ngoài ra người Dao cũng có bày thêm cây mía, cây tỏi.

Tết năm mới, đồng bào Dao không mời thầy cúng mà tự làm lễ, cầu xin một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, gia đạo bình an.

Sau bữa cơm tất niên, người Dao Lù Gang đun nồi nước từ các loại lá cây, rễ cây mọc trên núi, tắm rửa với mục địch tẩy trần, xóa sạch bụi bẩn, xấu xa của năm trước, bước vào năm mới.

Các thành viên trong gia đình, từ già trẻ, trai gái đều thay trang phục truyền thống đẹp nhất của mình đón giao thừa’, vị cán bộ văn hóa xã kể.

Trang phục của người Dao rất rực rỡ, đan xen màu vàng và màu cam. Trước Tết vài tháng, phụ nữ Dao Lù Gang bắt đầu thêu quần áo mới bằng sợi chỉ màu. 

Phụ nữ Dao mặc áo dài bốn thân bổ tà trước ngực, bên trong áo có yếm thêu hoa văn, gắn các ngôi sao bằng bạc và trang trí hạt cườm kèm mũ to bản thêu màu cam. 

Trang phục đàn ông người Dao đơn giản hơn nhiều. Áo màu đen, đính tua chỉ ngũ sắc để trang trí. Quần ống rộng buộc bằng sợi dây gai có đồng xu để giữ.

Vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, người Dao Lù Gang kiêng bước ra khỏi cửa mà ngồi quây quần bên nhau chúc tụng năm mới, bố mẹ nhắc nhở con cháu học hành, chăm chỉ lao động.

{keywords}

Cách ủ rượu Mẫu Sơn truyền thống của người dân tộc Dao.

Vị cán bộ văn hóa xã chia sẻ thêm, một thứ không thể thiếu trong hai cái Tết là rượu Mẫu Sơn - loại rượu được truyền qua rất nhiều đời người Dao Lù Gang sinh ra trên đỉnh cao sương phủ này.

Nguyên liệu để chưng cất rượu Mẫu Sơn gồm nước suối trong vắt chảy ra từ ngọn núi cao, men rượu được làm từ 30 loại thảo dược như: trầu rừng, rễ dây nước, dây ngọt…

Để đón Tết, người Dao Lù Gang thường chuẩn bị ủ rượu trước hàng tháng trời. Khi có khách đến chơi nhà, họ thường mang loại rượu này ra tiếp, bày tỏ sự hiếu khách.

Đám cưới Lạng Sơn, chú rể vái lạy hơn 300 lần, cô dâu thay áo giữa đường

Đám cưới Lạng Sơn, chú rể vái lạy hơn 300 lần, cô dâu thay áo giữa đường

 Phong tục cưới xưa của người dân tộc Dao Lù Gang ở Lạng Sơn, chú rể phải làm lễ vái lạy hơn 300 lần, còn cô dâu thay quần áo mới trước khi vào nhà chồng. 

La liga
上一篇:Dương Văn An relieved from position of NA deputy on Party violation
下一篇:Châu Á ra sao trong năm 2012