Không khuyến khích đầu tư bất động sản ở nước ngoài
Tại hồ sơ gửi Quốc hội về dự án luật Đầu tư (sửa đổi) đang được xây dựng, Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho biết hoạt động bỏ vốn đầu tư bất động sản ở nước ngoài đang có xu hướng tăng, tiềm ẩn nhiều rủi ro cũng như thất thoát nguồn lực đất nước.
Do đó, Bộ này đã đề xuất đưa ngành này vào diện đầu tư ra nước ngoài có điều kiện, cùng với 5 ngành, nghề khác, gồm: ngân hàng; bảo hiểm; chứng khoán; khoa học và công nghệ; báo chí, phát thanh, truyền hình.
Theo giải trình của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kinh doanh bất động sản là ngành, nghề không khuyến khích đầu tư ra nước ngoài bởi phần lớn dự án trong lĩnh vực này do cá nhân đăng ký thực hiện (gồm 262 dự án với tổng vốn đăng ký khoảng 390,9 triệu USD, tương đương gần 9.000 tỷ đồng).
Hoạt động đầu tư trên được chỉ ra là nhằm “dịch chuyển tài sản hoặc để được cư trú dài hạn ở nước ngoài” và “đang có xu hướng tăng, tiềm ẩn nhiều rủi ro cũng như thất thoát nguồn lực đất nước”.
Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch - Đầu tư cũng tham khảo kinh nghiệm quốc tế cho thấy một số nước như Trung Quốc bắt đầu hạn chế đầu tư ra nước ngoài lĩnh vực này từ 2018.
"Do vậy, việc đặt ra điều kiện để kiểm soát hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản là cần thiết nhằm đảm bảo nguồn lực cho hoạt động đầu tư trong nước”, Bộ Kế hoạch - Đầu tư lý giải.E ngại là có cơ sở?
Bình luận về đề xuất của cơ quan quản lý, ông Nguyễn Hồng Sơn, Trưởng bộ phận Tư vấn & Định giá, Savills Hà Nội cho rằng các e ngại này là có cơ sở.
"Đầu tư bất động sản là ngành nghề đòi hỏi vốn lớn và có mức độ rủi ro cao. Trong khi nguồn lực kinh tế xã hội của đất nước khá hạn chế, việc đầu tư ra nước ngoài sẽ làm suy giảm nguồn lực dành cho đầu tư, phát triển kinh tế xã hội trong nước", ông Sơn nói.
Theo ông Sơn, đầu tư bất động sản có một số đặc điểm khác biệt so với các lĩnh vực khác như cần lượng vốn đầu tư lớn, thường gắn với đất đai, có thời gian sử dụng lâu dài và cố định về vị trí. Bên cạnh đó, nhà đầu tư phải có hiểu biết sâu sắc về các yếu tố bản địa như văn hóa, tập quán, sở thích…
Ngoài ra, trong những năm gần đây đã có nhiều quốc gia thu hút đầu tư trong lĩnh vực bất động sản bằng hình thức đi kèm với các cơ chế tạo thuận lợi về cư trú dài hạn. Đây cũng được xem là một trong những yếu tố tác động đến xu hướng đầu tư bất động sản ra nước ngoài tại một số nước như Việt Nam, Trung Quốc...
Cho rằng việc hạn chế này chưa thực sự tạo quyền tự do cho doanh nghiệp, cá nhân đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản, tuy nhiên, vị chuyên gia một lần nữa nhấn mạnh tới yếu tổ rủi ro của lĩnh vực đầu tư bất động sản ở nước ngoài.
"Việc duy trì kiểm soát đối với một số khía cạnh nhất định cũng là cần thiết. Tuy nhiên, cũng nên xem xét và gỡ bỏ hạn chế đối với việc đầu tư bất động sản trong những phân khúc, thị trường mà chúng ta hoàn toàn có thể làm chủ về mặt công nghệ, kinh nghiệm và nguồn vốn", ông nói thêm.
Cần tạo sự bình đẳng
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Phạm Thanh Hưng, Phó Chủ tịch CenGroup, lại cho rằng việc đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản nên phù hợp với thông lệ quốc tế, công bằng với các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong mọi lĩnh vực.
“Nếu chặn tiền thì sẽ không rõ tiền đi bằng cách nào, như vậy càng không kiểm soát được. Nếu chúng ta có được một cơ chế minh bạch và rõ ràng cho việc đầu tư này sẽ tốt hơn là việc họ chuyển tiền không chính ngạch để đầu tư”, ông Hưng nói.
Ông Hưng cũng cho rằng nếu cứ muốn nước ngoài đầu tư vào nước mình, nhưng nước mình lại không muốn cởi mở đầu tư ra nước ngoài thì "không bình đẳng trong cuộc chơi của toàn cầu".
“Đừng nghĩ rằng cứ đầu tư ra nước ngoài là mất tiền. Nói như vậy có nghĩa các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thì đất nước họ cũng bị mất tiền? Họ vẫn đầu tư, nộp thuế, quay về đầu tư nước họ mà”, ông Hưng nhấn mạnh.
Phương Dung
相关文章:
相关推荐:
2.188s , 7144.40625 kb
Copyright © 2025 Powered by Đại gia Việt xuất ngoại đầu tư bất động sản: Tiềm ẩn rủi ro, thất thoát nguồn lực đất nước?_nhận định u21 anh,Fabet