Sự việc cô giáo phải quỳ gối xin lỗi phụ huynh xảy ra tại Trường Tiểu học Bình Chánh (huyện Bến Lức,áoviênquỳgốixinlỗiĐạolýnàobắtphụhuynhănmiếngtrảmiếngthầycôdu doan bong da hôm nay tỉnh Long An) đang được dư luận trong và ngoài ngành giáo dục quan tâm. Nhưng đó đâu còn là hiện tượng cá biệt.
Bênh con: Nữ cán bộ tỉnh ủy đánh nhau tại sân trường; Phạt học sinh: Cô giáo bị phụ huynh tát phải nhập viện; Học sinh lớp 6 bị phạt ngồi học dưới nền nhà vì quên đeo khăn quàng đỏ: Phụ huynh đến "phục dựng hiện trường" rồi quay clip đưa lên mạng... Những vụ giáo viên phạt học sinh, rồi chính giáo viên lại trở thành “nạn nhân” gây bão dư luận cho thấy việc dạy học ngày nay đã khác xưa rất nhiều.
Phụ huynh đến trường dựng lại cảnh để chụp ảnh học sinh bị giáo viên chủ nhiệm bắt ngồi dưới nền đất ở cuối lớp vì quên khăn quàng đỏ - Vụ việc xảy ra ngày 18/12/2017 tại Trường THCS Minh Khai (phường Trường Thi, TP. Thanh Hóa) |
Trong thời kỳ công nghệ số, gần như tức thời, những câu chuyện ấy được nhanh chóng đăng tải trên mạng xã hội, trên các phương tiện truyền thông, rồi chia sẻ nối tiếp chia sẻ... Hệ quả là với vô vàn những lời bình luận, không ít người trong cuộc rơi xuống đáy của cảm xúc tiêu cực.
Nghề giáo bây giờ có thật sự bạc bẽo, nguy hiểm vì những hành động thiếu kiềm chế của một số phụ huynh, học sinh hay không? Làm sao để thầy trò an toàn, dạy – học tốt, vui trong mỗi giờ lên lớp mỗi ngày đến trường? Nhà quản lý phải làm gì?
Để có câu trả lời xác đáng không dễ, cũng không thể một sớm một chiều.
Để giáo dục học sinh, kỷ luật là một biện pháp, dù đó là biện pháp chẳng đặng đừng. Nhưng triết lý “phòng bệnh hơn chữa bệnh” rất cần thiết cho giáo dục.
Người thầy làm sao để ngày càng ít đi trò vi phạm nội quy?
Xót con bị cô giáo đánh xước mặt, phụ huynh học sinh đã tát giáo viên ngay giờ tan trường, nhưng lại tát nhầm giáo viên lớp khác - sự việc xảy tại Trường Tiểu học - THCS Đức Trí ở quận Hải Châu, Đà Nẵng ngày 12/10/2016 |
Với con trẻ, một việc đơn điệu, lặp đi lặp lại, sẽ làm các cháu nhàm chán. Vừa kết nạp vào Đội, vào Đoàn, các em rất vui khi được mang khăn quàng đỏ, đeo huy hiệu Đoàn. Nhưng lâu dần, việc ấy trở nên bình thường, có em muốn thay đổi, quên hoặc không thực hiện, vậy là vi phạm nội quy… Trong việc học, học sinh không muốn học thuộc lòng, không trở thành “thợ” văn, sử, sinh..., nên rồi cũng có em sai phạm.
Khi phải xử lý, giáo viên phải hết sức bình tĩnh. Cảm xúc là điều kiện cần để dạy học, nhưng kiềm chế cảm xúc là điều kiện đủ để giáo dục thành công. Với những “ngựa chứng sân trường” mà vội vàng, áp đặt, nóng nảy, giáo viên chắc chắn sẽ thất bại.
“Nhẫn một chút, sóng yên gió lặng” nên là phương châm của mỗi giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm của từng khối, nhóm, tổ chuyên môn.
Cha mẹ nào cũng thương con, nhưng không thể hành xử theo kiểu "ăn miếng, trả miếng". Đạo lý nào cho phép cô bắt con em mình quỳ, phạt roi thì phụ huynh xông vào lớp bắt cô quỳ, tát cô trả lại?
Cái tát, hành động quỳ gối… không chỉ làm đau một người mà làm đau lớp lớp nhà giáo, đánh vào truyền thống cao quý “tôn sư trọng đạo”.
Tôi vẫn biết nhiều phụ huynh biết ơn khi hay tin thầy cô phạt con em mình. Lúc trò chuyện, họ tiếp tục giáo huấn để con em hiểu sâu sắc hơn. Đó là cơ sở để học sinh thay đổi, tiến bộ và quan trọng hơn là hình thành ở các em phẩm cách nhẫn nhịn, trách nhiệm, kỷ luật của người công dân tương lai.
Còn ở góc độ người làm công tác quản lý, tôi cho rằng mọi hoạt động trong nhà trường hiệu trưởng đều chịu trách nhiệm. Điều này đang đặt ra yêu cầu công tác quản trị nhà trường của hiệu trưởng cần thay đổi.
Một hiệu trưởng tốt, trước hết về mặt thời gian làm việc không thể chỉ tính bằng 8 giờ/ngày. Quản lý tình huống liên quan đến con người hoàn toàn khác với quản lý một quy trình dây chuyền sản xuất, đòi hỏi hiệu trưởng phải sâu sát, nắm chắc diễn biến và can thiệp kịp thời. Lúc xảy ra, hiệu trưởng bình tĩnh, ổn định tâm lý phụ huynh, học sinh, giáo viên. Sâu xa hơn, hiệu trưởng nắm chắc đặc điểm giáo viên, từng lớp trong trường, hoàn cảnh của những học sinh cần quan tâm để chủ động lo từ xa. Trường học thân thiện trước hết phải là trường học an toàn.
Hiệu trưởng là chỗ dựa của thầy cô, vậy nên hãy xây dựng quy tắc ứng xử, cách giải quyết sự cố rủi ro trong quá trình giáo dục. Sau xây dựng là tập huấn, giúp thầy cô có kỹ năng cần thiết. Tin vào hiệu trưởng, hiểu biết, có kỹ năng thì chẳng giáo viên nào phải quỳ gối trước một vài phụ huynh quá khích.
Giờ chào cờ mỗi tuần, qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, dạy học chính khóa, thầy cô phải giúp phụ huynh, học sinh hiểu được quyền và nghĩa vụ của họ. Nếu được, cho học sinh thực hành. Chính học sinh là chỗ dựa quan trọng cho thầy cô khi có tình huống rủi ro.
Cấp ủy, đoàn thể, chính quyền địa phương, ngành giáo dục các cấp cần chung tay xây dựng trường học an toàn. Đó là những nhắc nhở, cam kết thực hiện, các chương trình phối hợp, xử lý nghiêm những trường hợp xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, thân thể của nhà giáo. Như vậy mới có thêm một chỗ dựa cho thầy cô lúc hữu sự.
Bắt cô giáo quỳ gối xin lỗi là đánh vào thành trì của giáo dục, làm tổn thương quá khứ, làm đứt gãy kết nối đến tương lai. Xử lý nghiêm là một việc. Và tính chất nghiêm minh cũng phải áp dụng cho cả hai phía: Cô giáo bắt học sinh quỳ gối, phụ huynh yêu cầu cô giáo phải quỳ.
Nhưng điều quan trọng hơn, hãy chung tay làm tất cả để sự việc tương tự không còn xảy ra, kể cả bắt bất kỳ ai phải quỳ gối.
TS Nguyễn Hoàng Chương
UBND huyện Bến Lức, Long An đã ra chỉ đạo cho Phòng Giáo dục huyện thành lập tổ thanh tra kiểm tra toàn bộ sự việc phụ huynh ép cô giáo quỳ xin lỗi.