Trong khi nhiều ông bố,àmẹnhàntênhsaudùconnửađihọctrựctiếpnửahọctrựctuyếkết quả bốc thăm cúp c2 bà mẹ đang “đau đầu” chuyện đưa đón, chăm sóc con khi trẻ bắt đầu đi học trở lại, với chị Ngô Thị Phượng – bà mẹ có 4 con hiện đang học lớp 1, 4, 7 và 8 – lại không mấy lo lắng. Kể từ khi các con lên 2 tuổi, bà mẹ này đã bắt đầu rèn cho con sự tự giác và khả năng tự chăm sóc bản thân.
Những ngày học online, dù bố mẹ đi làm cả ngày, các con của chị Phượng vẫn tự nấu ăn và chăm sóc nhau.
“Suốt quãng thời gian phải học trực tuyến, dù bố mẹ đi làm cả ngày, các bạn ấy vẫn có thể tự nấu cơm ăn với nhau. Hai chị lớn sẽ nấu những món phức tạp hơn dựa trên sự gợi ý của mẹ, trong khi bạn lớp 4 có thể làm những món đơn giản như cơm rang, mì trộn,… rất khéo dù là con trai. Khi các chị nấu nướng, các em cũng sẽ cùng nhau soạn bàn ăn, sau đó dọn dẹp và rửa bát”.
Theo chị Phượng, để làm được điều này, từ lúc các con 2 tuổi, chị đã bắt đầu cho con quan sát và từng bước tham gia vào một số công việc cùng với các thành viên trong gia đình. Dưới sự hướng dẫn của mẹ, các bé đã có thể tự nấu ăn, vệ sinh cá nhân hay dọn dẹp nhà cửa rất thành thạo.
Cả 4 đứa trẻ đều biết tự giác dọn dẹp nhà cửa mà không cần bố mẹ nhắc nhở.
“Đến bây giờ, bạn lớp 1 cũng đã có thể phơi quần áo cho cả gia đình. Ngoài ra, các con cũng biết tự giác dọn dẹp đồ chơi, phòng ốc của mình, hay tự đánh rửa, cọ nhà vệ sinh,… Vì thế, nếu đột xuất bố mẹ có việc phải vắng nhà vài ngày, cả 4 bạn cũng có thể tự chăm sóc nhau, tự nấu nướng, học hành. Sống trong môi trường có đông anh chị em, các con sẽ nhìn nhau làm và vận động”, chị Phượng nói.
Từ rất sớm, chị Phượng đã rèn cho các con sự tự giác và khả năng tự chăm sóc bản thân.
Theo chị Phượng, muốn các con tự giác, một điều quan trọng, “cha mẹ không được phép lười”. Đó là lý do dù đông con, lại bận mải với công việc trường lớp, nhưng vợ chồng chị chưa từng nghĩ đến chuyện thuê người giúp việc.
“Tôi cho rằng, cha mẹ là những người có sự ảnh hưởng rất lớn tới các con. Vì thế, nếu thuê một người giúp việc, chắc chắn cả nhà sẽ cùng lười và ỉ lại, do đó không chịu cảm thông để sắp xếp và hỗ trợ công việc cho nhau.
Nhưng khi không có người giúp việc, bố mẹ cũng phải làm, các chị cũng phải làm thì các em cũng sẽ noi theo. Nếu bố mẹ không lười thì tự khắc các con cũng sẽ không lười”, bà mẹ 4 con nói.
Cậu con trai út năm nay vào lớp 1 đã được chị cho làm quen với căn bếp từ rất sớm.
Cũng bởi đã sớm rèn cho các con sự tự lập nên những ngày gần đây, khi Hà Nội bắt đầu cho học sinh quay trở lại trường, chị Phượng cũng không cảm thấy có quá nhiều xáo trộn ngoài việc các con phải dậy sớm hơn mỗi ngày để chuẩn bị đi học.
“Các con không đăng ký ăn sáng ở trường mà sẽ ăn sáng ở nhà, sau đó tự đi bộ ra bến xe để tới trường. Như bạn lớn học cách nhà hơn 10km, mỗi ngày con sẽ đi bộ nửa cây số để tới bến BRT, sau đó tự bắt xe bus tới trường. Còn bạn thứ 2 học lớp 7 cũng sẽ tự đi bộ tới điểm chờ và đợi lên xe tuyến.
Tới đây, nếu học sinh tiểu học ở nội thành được đi học trở lại, hai bạn nhỏ lớp 1 và 4 cũng sẽ tự dắt nhau đi bộ tới trường vì trường tiểu học khá gần nhà. Do đó, bố mẹ vẫn có thể yên tâm đi làm mà không phải lo lắng chuyện đưa đón con ngay cả khi trường chưa mở bán trú”.
Cậu con trai học lớp 4 cũng đã có thể làm những món ăn đơn giản.
Theo chị Phượng, việc nhiều phụ huynh hiện nay phải chật vật đưa đón, quản lý con mỗi ngày đều xuất phát từ sự bao bọc và chưa tin tưởng vào con trẻ.
“Cha mẹ đã tạo ra thói quen khi con học quá nhiều thì cần phải có người phục vụ. Nhưng tôi cho rằng, nếu tin tưởng và trao cho trẻ các kỹ năng, trẻ sẽ có thể làm mọi thứ một cách độc lập mà không cần đến cha mẹ. Khi để con học cách tự lập ngay từ nhỏ, cha mẹ sẽ khá nhàn khi nuôi dạy con”, chị Phượng nói.
Thời Vũ
Ngày đầu tiên hai con trở lại trường sau thời gian dài học online, chị Phạm Thanh như quay cuồng, bở hơi tai để chạy theo lịch học của các con.