Ông Tăng Chí Thượng,ósốltđ ngoai hang anh Giám đốc Sở Y tế TP cho biết, số ca mắc 7 ngày qua của TP.HCM thấp hơn so với tuần trước đó, đang có khuynh hướng đi xuống. Đây là dấu hiệu đáng mừng.
Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng. |
Riêng TP Thủ Đức có số ca mắc cao cách biệt so với các quận huyện còn lại. Nguyên nhân là do TP Thủ Đức có dân số gấp 3 các quận huyện khác. Đồng thời, Trung tâm Y tế đang tiến hành bổ sung dữ liệu số ca mắc trước đây chưa được cập nhật.
“Con số ca mắc tăng rõ nhưng không phải vì TP Thủ Đức có thêm ổ dịch mới phát sinh”.
Số ca Covid-19 chuyển nặng ở TP.HCM có xu hướng tăng. Cách đây 1 tuần, TP có khoảng 85.000 ca đang điều trị/ngày. Ngày 14/12, TP đang quản lý 76.428 F0. Riêng tầng 3 có 1.647 người, chiếm 2,2%. Trong đó có 511 ca thở máy xâm lấn, bằng ½ so với đỉnh dịch.
Đặc điểm chung của 2 nhóm tử vong và ca nặng gần như nhau. Cụ thể, đều trên 50 tuổi, tỷ lệ chưa tiêm vắc xin trên 50%, có bệnh nền. “Làm thế nào phải giảm số ca nặng và thở máy, đó là mục tiêu”, Giám đốc Sở khẳng định.
Hiện, ngành y tế đang tích cực triển khai chiến dịch bảo vệ người có nhóm nguy cơ trên 65 tuổi, có bệnh nền với các hoạt động cụ thể: lập danh sách, xét nghiệm, điều trị ca nhiễm, truyền thông nâng cao ý thức, tư vấn sức khỏe mỗi ngày qua điện thoại.
Đến nay, có 19 địa phương đã cập nhật danh sách 109.350 người thuộc nhóm nguy cơ (chiếm 1/6 so với thống kê). Tuy nhiên, chi tiết dữ liệu hiện mới chỉ được 54.509 người. Trong số này, 8,3% người tiêm một mũi, 86,1% tiêm 2 mũi, 5,6% chưa tiêm (3.032 người).
Qua xét nghiệm các gia đình có người thuộc nhóm nguy cơ, phát hiện 97 người dương tính và được cấp thuốc kháng virus sử dụng.
“Các địa phương cần sớm triển khai cập nhật danh sách người thuộc nhóm nguy cơ, đây là dữ liệu quan trọng của thành phố trong bảo vệ chăm sóc sức khỏe người dân”, ông Thượng khẳng định.
Đến nay, TP đã tiêm được 5.747 mũi bổ sung với người suy giảm miễn dịch, hơn 11.000 người được tiêm mũi nhắc lại trong 5 ngày triển khai.
Báo cáo của các địa phương cho thấy, TP.HCM vẫn còn trên 37.000 người trên 18 tuổi chưa được tiêm vắc xin Covid-19. Con số này chưa bao gồm huyện Nhà Bè quận 6. Ông Thượng cho rằng, thực tế sẽ còn cao hơn.
TP.HCM mở chiến dịch chăm sóc, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ. |
Liên quan đến ứng phó với biến thể mới Omicron, ông Tăng Chí Thượng cho biết, ngoài tăng cường kiểm soát các cửa khẩu, cảng biển, TP đã dành riêng Bệnh viện dã chiến số 12 cách ly người nhập cảnh nhiễm bệnh. Hiện có 10 trường hợp đang cách ly tại đây và chờ kết quả giải trình tự gen.
Thời điểm này, Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) và Viện Pasteur TP.HCM thực hiện giải trình tự gen, xác định các biến thể virus SARS-CoV-2 tại TP.HCM.
Theo PGS Tăng Chí Thượng, Bộ Y tế đã xác định biến thể Omicron trước hay sau cũng sẽ xuất hiện tại Việt Nam. WHO khẳng định số ca nhập viện vì Omicron chắc chắn sẽ lớn hơn nhiều so với Delta. Khi số nhập viện tăng sẽ tăng gánh nặng của hệ thống y tế các nước, kéo theo số tử vong tăng. Vắc xin phòng ngừa Covid-19 vẫn có tác dụng trước Omicrion.
Về tình hình cấp phát thuốc Molnupiravir, TP đã được bổ sung 25.000 liều, cấp phát cho F0 có triệu chứng, ưu tiên cho người nhóm nguy cơ. Đến sáng nay, TP còn 28.000 liều trong kho, 69.000 liều đã cấp cho các địa phương.
Bên cạnh đó, Sở Y tế liên tục nhắc nhở y tế địa phương nếu sắp hết thuốc phải báo để cấp bổ sung, không để tình trạng thiếu thuốc xảy ra.
Với Favipiravir, Bộ Y tế đã cấp cho TP.HCM 2.300 liều, nhưng bổ sung chỉ định dành cho F0 có triệu chứng vừa và nhẹ. Do đó, Sở Y tế đã chuyển cho các Bệnh viện dã chiến điều trị cho bệnh nhân.
>>> Xem thêm tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM mới nhất
Linh Giao
Theo Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM, chiến dịch bảo vệ nhóm nguy cơ sẽ tập trung nguồn lực để bảo vệ sức khỏe cho người trên 65 tuổi và người có bệnh nền với mục tiêu hạn chế thấp nhất tỉ lệ mắc và tử vong do Covid-19.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)