TheìsaoGrabGojekchưagiảmgiácướckhigiáxănggiảsoi kèo torino vso Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội Nguyễn Công Hùng, một số hãng taxi tại Hà Nội đã thực hiện điều chỉnh giảm giá cước. Các hãng xe còn lại đang đợi cơ quan quản lý phê duyệt mức giá cước mới khi giá xăng đã hạ nhiệt. Trước đó, ngày 12/8, Hiệp hội taxi Hà Nội đã có công văn gửi đến các doanh nghiệp đề nghị giảm giá cước từ 500 – 1.000 đồng/km, nhằm thực hiện theo văn bản của Sở GTVT Hà Nội. Theo dự kiến, các hãng xe công bố điều chỉnh giảm giá trong vài ngày tới. Nói về việc chậm điều chỉnh cước dù xăng đã giảm vài lần, ông Hùng cho biết, mỗi lần điều chỉnh giá cước cần có thời gian khi các hãng phải thông báo và chờ cơ quan quản lý phê duyệt giá. Trong khi đó, các doanh nghiệp cũng cần mất thêm một khoản chi phí do phải kiểm định lại đồng hồ, in ấn các bộ nhận diện giá dán bên ngoài xe. Đó là chưa kể, giá xăng sau nhiều lần điều chỉnh vẫn ở mức 24.600 đồng, tức là cao hơn thời điểm tháng 1/2022 khoảng 1.400 đồng. Trong khi đó, giá xăng hiện chỉ chiếm khoảng 30% so với cơ cấu thành giá của các hãng taxi, trong khi còn rất nhiều chi phí khác. Theo tính toán, giá cước xe taxi giảm khoảng 5 – 10%, đưa mức giá về bằng với thời điểm đầu năm nay. Một số nguồn thông tin của ICTnews cho thấy, các hãng xe công nghệ đang theo dõi diễn biến giá xăng nhưng vẫn chưa có động thái giảm giá. Tuy nhiên, việc điều chỉnh giảm giá của các hãng xe taxi truyền thống sẽ tạo thêm áp lực cho các hãng xe công nghệ trong bối cảnh hiện nay. Hồi tháng 3, các hãng xe công nghệ là Grab và Gojek phải công bố tăng giá cước nhiều dịch vụ trong bối cảnh giá xăng liên tục tăng cao. Giá dịch vụ GrabCar tăng thêm 2.000 cho 2km đầu tiên và thêm 500 đồng cho mỗi km tiếp theo. Giá GrabBike tăng tương ứng là 1.000 và 300 đồng. Gojek cũng tăng giá GoRide thêm khoảng 1.000 đồng cho 2km đầu tiên và 500 – 900 đồng với mỗi km tiếp theo. Dịch vụ GoFood tăng khoảng 1.000 đồng. Trao đổi với ICTnews về vấn đề liên quan tới giá cước, đại diện Gojek cho biết kể từ thời điểm xăng liên tục tăng giá (từ tháng 3 tới nay), Gojek thực hiện điều chỉnh giá duy nhất 1 lần cho dịch vụ GoRide và GoFood vào hồi tháng 3. Hãng gọi xe cho biết, giá được điều chỉnh chủ yếu bởi tình hình cung - cầu trên thị trường. Các chính sách giá và ưu đãi của Gojek được thay đổi linh hoạt tùy vào tình hình thực tế của thị trường để mang lại thu nhập xứng đáng cho tài xế, đồng thời nhằm khuyến khích các tài xế duy trì hoạt động với hiệu suất ổn định để đảm bảo nguồn cung. Về việc hãng liệu có điều chỉnh giảm cước khi giá xăng hạ nhiệt hay không, Gojek cho biết: “Chính sách giá và các chương trình ưu đãi dành cho tài xế sẽ được linh hoạt thay đổi phù hợp với các thay đổi của thị trường và được cân nhắc điều chỉnh bởi nhiều yếu tố khác nhau mang tính chất dài hạn, nhằm mang lại thu nhập xứng đáng, ổn định cho tài xế, đồng thời nhằm khuyến khích các tài xế duy trì hoạt động với hiệu suất ổn định để đảm bảo nguồn cung”. Trong khi mức giá taxi truyền thống – taxi công nghệ đang tiệm cận nhau, các hãng xe truyền thống hiện cũng đang đẩy mạnh phát triển các ứng dụng cũng như kênh trực tuyến cho người dùng ứng dụng. Theo thống kê, người dùng ứng dụng chiếm khoảng 30% bên cạnh các phương thức gọi xe truyền thống. Điều này cũng khiến áp lực cạnh tranh với xe công nghệ ngày càng tăng. Duy Vũ Giá xăng tăng cao khiến áp lực của tài xế ngày càng nhiều hơn. Các hãng gọi xe tìm mọi cách giữ chân tài xế bằng các chương trình hỗ trợ, giảm chiết khấu khi khó có thể tăng giá dịch vụ. Nhiều tài xế công nghệ cho biết gặp áp lực khi giá xăng tăng cao. Ảnh: Duy Vũ Ứng dụng gọi xe tìm mọi cách giữ chân tài xế công nghệ