In 3D là gì?àgìvàthamgiavàocáchmạngcôngnghiệpnhưthếnàsố liệu thống kê về west ham gặp chelseaTheo định nghĩa mà Wikipedia tổng hợp, in 3D, hay còn gọi công nghệ chế tạo đắp lớp (additive manufacturing), là quá trình tạo ra vật thể thật trong không gian 3 chiều với vật liệu được đắp lên và hình thành theo sự điều khiển của máy tính. Vật thể có thể là hầu như bất kỳ hình khối nào và được đảm bảo thiết kế nhờ mẫu thiết kế 3D trong phần mềm thiết kế đồ họa máy tính hoặc các file thiết kế chuyên dùng như AMF. Dạng in 3D phổ biến nhất là stereolithography (tạm dịch là “in nổi thạch bản”), công nghệ dùng tia laser để làm cứng dung dịch polymer lỏng theo thiết kế khuôn mẫu. Trong khi đó khái niệm chế tạo đắp lớp có xu hướng bao hàm công nghệ rộng hơn in 3D. Ở Việt Nam, công nghệ in 3D ngày nay đã không còn xa lạ khi người ta có thể tìm xưởng in 3D ở các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng... để phục vụ cho công việc của mình. Trong cuộc thi sáng tạo “Cảm quan Việt Nam” (Senses of Vietnam) thuộc sự kiện Vietnam Creative Festival (VCF2016) vào đầu tháng 10/2016, tác phẩm bộ cờ vua huyền thoại “The Legends” của nhóm sinh viên chuyên ngành Truyền thông số, ngành Thiết kế - Đại học RMIT Việt Nam gồm Nguyễn Anh Duy, Trần Lê Bảo Quân và Phạm Ngọc Hà đã giành giải Nhất trị giá hơn 70 triệu đồng. Bộ cờ vua huyền thoại “The Legends” chính là dự án in 3D hình những quân cờ được nhóm sinh viên lấy cảm hứng từ những nhân vật trong truyện cổ tích và lịch sử Việt Nam; các nhân vật như Lạc Long Quân, Âu Cơ, Hai Bà Trưng, Thánh Gióng, Cổ Loa Thành Yết Kiêu đã lần lượt được nhóm sinh viên chọn để đại diện cho các quân cờ Vua, Hậu, Tướng, Mã, Xe và Tốt trong bàn cờ... Sản phẩm sáng tạo độc đáo này đã được cả nhóm thiết kế và thực hiện trong vòng 3 tháng, áp dụng kiến thức từ môn chế tác và sản xuất đồ chơi bằng máy in 3D tại Đại học RMIT Việt Nam. Để cho ra mắt 6 mô hình, cả nhóm đã lên quy trình thực hiện gồm việc chọn ý tưởng, nhân vật, phác thảo, xây dựng bản vẽ chi tiết nhân vật, dựng mô hình bằng chương trình 3DS MAX và tạo các nhân vật trong phần mềm Cura để đưa vào máy in 3D. Trong khi đó từ 2 năm trước, 3 bạn sinh viên trẻ là Cao Đăng Khoa, Phạm Xuân Phương, Trương Minh Vũ, cùng học lớp 10CDT1, khoa Cơ khí, trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng đã nghiên cứu, chế tạo thành công máy in chi tiết nhựa 3D. Đây là đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường. Bạn Khoa chia sẻ: "Đề tài nghiên cứu, thiết kế và chế tạo máy in chi tiết nhựa 3D được lên ý tưởng khi tụi em lên mạng tìm hiểu về các công nghệ khoa học mới nhất. Qua tìm hiểu, thấy in 3D là công nghệ rất hay, mới mẻ được các nước trên thế giới làm thành công ở nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục, quân sự…" |