Nhiều sinh viên cảm thấy áp lực khi chọn chuyên ngành,âuhỏicầncânnhắckhichọnchuyênngànhvàođạihọkqua c1 nhưng đó không phải là một quá trình căng thẳng nếu trả lời trọn vẹn các câu hỏi cần thiết.
Đại học là sự cân bằng giữa các mục tiêu tương lai, đòi hỏi tận dụng cơ hội từ lớp học, giáo sư, giảng viên và các hoạt động ngoại khóa. Do đó, để chọn đúng chuyên ngành, sinh viên nên chú tâm đến cả sở thích hiện tại và mục tiêu nghề nghiệp tương lai.
Sở thích của bạn là gì?
Để xác định sở thích cốt lõi của bản thân, người trẻ nên trả lời các câu hỏi như: bạn có thể nói về chủ đề nào; điều gì khiến bạn phấn khích... Chuyên ngành đại học có thể giúp sinh viên chuẩn bị cho sự nghiệp tương lai, vì vậy điều quan trọng là chọn chương trình bản thân có thể theo đuổi lâu dài.
Đồng thời, không phải đam mê nào cũng là nghề nghiệp tiềm năng. Ví dụ, một người có thể đam mê động vật, nhưng nếu họ không thoải mái khi nhìn thấy máu, vậy khoa học thú y có thể không phải là chuyên ngành phù hợp.
Điểm mạnh của bạn là gì?
Hiểu được điểm mạnh của bản thân là chìa khóa để xác định chuyên ngành. Yếu tố này có thể hướng sinh viên tới con đường sự nghiệp. Ví dụ: kỹ năng tổ chức tốt và tính hướng ngoại có thể thể hiện sự tương thích với nghề nghiệp trong lĩnh vực tổ chức sự kiện. Đối với con đường sự nghiệp này, chuyên ngành quản trị marketing có thể là lựa chọn phù hợp.
Các bạn trẻ cũng nên thành thật với bản thân về điểm mạnh và điểm yếu, đồng thời, cân nhắc ý kiến của bạn bè thân thiết, thầy cô và những người biết rõ về mình.
Mục tiêu tương lai của bạn là gì?
Các bạn trẻ nên tưởng tượng nơi bản thân muốn ở trong 5 đến 10 năm tới qua các câu hỏi như muốn sống ở đâu; muốn giữ chức vụ gì; muốn quản lý con người hay đi sâu vào nghiên cứu; muốn theo đuổi chuyên ngành có tiềm năng thu nhập cao không...
Để chọn chuyên ngành, sinh viên có thể làm ngược lại những câu hỏi về mục tiêu tương lai để nghiên cứu về một chuyên ngành hoặc lĩnh vực chưa từng cân nhắc. Điều đó có thể giúp các bạn chuẩn bị cho mục tiêu của mình.