Ngày 3/12,ậnônthithanhniênmấttinhhoàndovàoviệnmuộkq brentford BSCKII. Đồng Thế Uy, Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết nam sinh nhập viện muộn, mô tinh hoàn không có cơ hội hồi phục. Các bác sĩ cắt tinh hoàn phải, bảo tồn phần bên trái. Hiện, bệnh nhân ổn định sức khỏe. Xoắn tinh hoàn là sự xoắn của thừng tinh (cuống tinh hoàn) bao gồm mạch máu nuôi tinh hoàn dẫn đến tinh hoàn bị thiếu máu và hoại tử. Bệnh thường gặp ở tuổi dậy thì (chiếm hơn 60%) với triệu chứng thường là đột ngột đau chói tinh hoàn một bên. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chỉ đau nhẹ tinh hoàn giống như là viêm tinh hoàn, dẫn đến chẩn đoán nhầm. Xoắn tinh hoàn là một tối cấp cứu như là các bệnh lý đột quỵ, sốc đa chấn thương. Thời gian vàng điều trị xoắn tinh hoàn là trong 6 giờ đầu tiên tính từ lúc có biểu hiện đau. Đến viện trong khoảng 6-12 giờ, khả năng cứu được tinh hoàn chỉ còn 50%, trong khoảng 12-24 giờ chỉ còn 20%; sau 24 giờ thường sẽ không cứu được tinh hoàn. Thông thường với các trường hợp xoắn tinh hoàn, phẫu thuật gỡ xoắn là phương pháp phổ biến và tối ưu, có thể xử lý triệt để bệnh lý, thời gian hồi phục hậu phẫu ngắn. Hầu hết người bị xoắn tinh hoàn đều không có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn trước đó. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy một số yếu tố rủi ro có thể làm tăng nguy cơ, gồm: một tinh hoàn có kích thước lớn hơn; khối u xuất hiện trên tinh hoàn, đặc biệt là khối u ác tính liên quan đến thừng tinh. Một số dị tật hoặc biến thể giải phẫu bẩm sinh ở tinh hoàn hoặc các cấu trúc xung quanh cũng có thể làm tăng nguy cơ xoắn, điển hình là dị dạng "quả lắc chuông" (bell-clapper deformity), chiếm đến 90% các trường hợp; chấn thương bìu hoặc tập thể dục nặng, chẳng hạn đạp xe đạp,... Bác sĩ khuyến cáo, nam giới có dấu hiệu đau vùng bìu một bên nên nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám. Đặc biệt với bé nam, bố mẹ cần dặn dò các em những bất thường để phát hiện, chẩn đoán và xử trí kịp thời. Bệnh không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này. Lê Nga |