Trong phòng bệnh ngày cuối năm,ặpnạntuổixếchiềuvợchồnggiàsạchtiềndưỡnglãokhôngđủđóngviệnphíkết quả jubilo iwata bà Trần Thị Lạc có mái tóc hoa râm bận rộn chăm sóc người đang nằm trên giường bệnh. Bà Lạc đã 63 tuổi, tay chân không còn nhanh nhẹn, nhưng ngoài bà, chẳng còn ai khác để chăm sóc cho người chồng “hờ” đang nằm rên rỉ.
Bà Lạc chia sẻ, khoảng 2 giờ chiều ngày 7/12, bà nhận được cuộc điện thoại báo ông Dinh bị tai nạn giao thông, được người dân đưa vào Bệnh viện Lê Văn Thịnh cấp cứu. Bà hộc tốc chạy đến nơi, chỉ kịp ký giấy đồng ý phẫu thuật rồi run rẩy ngồi đợi. Nghe bác sĩ nói đã giữ được tính mạng cho chồng mình, bà nhẹ thở phào.
Ông Nguyễn Tấn Dinh (73 tuổi) phải nằm ở phòng Hồi sức tích cực 2 tuần mới được chuyển xuống Khoa Ngoại chấn thương để tiếp tục điều trị. Gần một tháng loay hoay chống đỡ, bà Lạc đã cạn tiền bạc, tinh thần cũng kiệt quệ.
Sau tai nạn, ông Nguyễn Tấn Dinh bị liệt nửa người, chưa thể tiếp xúc. |
Duy nhất cánh tay trái của ông cử động được, nhưng lại hay gồng, cầm nắm không kiểm soát. |
Bác sĩ Lương Sỹ Đức, Khoa Ngoại chấn thương cho biết, ông Dinh được đưa vào viện trong tình trạng hôn mê. Sau khi chụp CT thì phát hiện có máu tụ dưới màng cứng bán cầu trái, dập não, xuất huyết não. Nhờ được đưa vào cấp cứu kịp thời nên vẫn giữ được tính mạng, tuy nhiên ông bị di chứng liệt nửa người.
Đến hiện tại, ông Dinh đã được cai máy thở, tri giác có cải thiện nhưng tiếp xúc kém, phải phụ thuộc oxy. Thêm vào đó, ông phải sử dụng nhiều loại thuốc như: kháng sinh, huyết áp và hỗ trợ phục hồi thần kinh. Dự kiến chi phí suốt cả đợt điều trị khoảng 130 triệu đồng, con số vượt quá xa khoản tiền dưỡng già tích cóp hơn nửa đời người của vợ chồng ông.
Thời còn trẻ, ông Dinh làm công nhân còn bà Lạc làm thợ may. Họ đến với nhau đã mấy chục năm, nhưng bận rộn mưu sinh khiến họ chẳng nghĩ đến chuyện đăng ký kết hôn, vì vậy, vẫn phải mang danh là vợ chồng “hờ”. Họ cũng không có con cái để cậy nhờ lúc tuổi già.
"Ở bệnh viện, chồng tôi mới được chăm sóc tốt hơn", bà Lạc bùi ngùi. |
Mấy năm gần đây, do tay chân dần chậm chạp, mắt cũng chẳng còn tinh anh, ông Dinh đổi sang nghề lái xe ôm, bà Dinh buôn bán vài thứ rau củ ngoài chợ. Họ động viên nhau cố gắng dành dụm, khi nào không làm được nữa thì cùng xin vào một viện dưỡng lão để sống những ngày cuối đời. Đáng tiếc, đời lại quá nghiệt ngã.
Nước mắt nhòa vào chiếc khẩu trang, bà Lạc tâm sự: “Chỉ trong 2 tuần, toàn bộ số tiền đã tích cóp mấy chục năm nay bay biến hết. Có lúc tôi đã nghĩ đến việc xin cho chồng tôi về, nhưng lại sợ rằng không được điều trị, ông ấy chẳng thể nào trụ được”.
Sau khi dùng hết tiền dành dụm, bà Lạc đã chẳng còn cách nào xoay sở tiền viện phí cho chồng. |
Vốn đều là những người tỉnh lẻ bôn ba vào Sài Gòn mà gặp nhau, họ không có nơi trú ngụ. Ngày ông gặp tai nạn, bà Lạc gói ghém hết quần áo lên bệnh viện, trả phòng trọ để tiết kiệm tiền. Bà chỉ mong có thể dồn hết khả năng để cứu chồng, không ngờ đưa hết cả tiền đã dành dụm cả đời mà vẫn không đủ. Kẻ gây tai nạn bỏ trốn. Người phụ nữ luống tuổi mất đi trụ cột chẳng biết cầu cứu ai.
Thương hoàn cảnh 2 người già khốn khổ, phòng công tác xã hội Bệnh viện Lê Văn Thịnh đã kết nối đến Báo VietNamNet, mong rằng sự chung tay san sẻ của quý bạn đọc sẽ giúp bà Lạc có đủ tiền để điều trị cho chồng.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: