Nghỉ Tết,ỉTếtcòđấtvẫnquotkhủngbốquotđiệnthoạimờichàokháchđầutưtỷ số trận monaco cò đất vẫn "khủng bố" điện thoại mời chào khách đầu tưViệt Vũ(Dân trí) - Mặc dù đang trong kỳ Nghỉ Tết, song nhiều nhà đầu tư bất động sản vẫn nhận hàng chục cuộc gọi từ cò đất, với mục đích giới thiệu sản phẩm và kêu gọi đầu tư.Trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, thị trường bất động sản cả nước đang trải qua thời kỳ "im ắng" tạm thời. Hầu hết, các công ty, nhân viên môi giới đều nghỉ Tết. Tuy nhiên, duy chỉ có giới cò đất tự do vẫn đang làm việc chăm chỉ, tích cực thổi giá đất nền, nhất là tại các khu vực ven đô, tỉnh lẻ. Ông Đỗ Trung Nhân (51 tuổi), một nhà đầu tư bất động sản tại Hà Nội cho biết: Ngay trong sáng 30 Tết, ông vẫn nhận được gần chục cuộc gọi, tư vấn, giới thiệu và mời chào tới tìm hiểu đất nền Hòa Lạc. "Dù nhiều lần từ chối nhưng hàng ngày tôi vẫn phải nhận hàng chục cuộc gọi giới thiệu về đất nền Hòa Lạc. Sau phần giới thiệu, giới cò thường mời những nhà đầu tư tiềm năng tới tận nơi, xem đất sau đó dùng đủ chiêu thức để nhà đầu tư xuống tiền", ông Nhân nói. Thậm chí, nhiều nhân viên môi giới nhiệt tình, sẵn sàng đón khách tại nhà vào mùng 1 Tết, để đi khảo sát thực tế đất nền Hòa Lạc. Tương tự, bà Hoàng Thị Yến Hoa (43 tuổi), một nhà đầu tư tại Hải Phòng cũng rơi vào trạng thái ức chế, khi mỗi ngày tiếp tới 10 - 15 cuộc gọi kêu gọi đầu tư đất nền Vân Đồn. Bà Hoa cho biết, các đây 3 năm, bà là một trong những nhà đầu tư tích cực tại Vân Đồn. Do đó, trong danh sách kêu gọi nhà đầu tư, tên bà luôn ở trang đầu tiên, vị trí có thể tùy nơi, nhưng không dưới Top 30. "Hầu hết, các công ty môi giới, hoặc cả giới cò đất tự do đều đi mua giữ liệu khách hàng. Trong khi đó, bản thân tôi trước đây đã rót rất nhiều vốn vào Vân Đồn. Vì vậy, không ngày nào là không có người gọi giới thiệu, kể cả ngày Tết cũng có người gọi. Thậm chí, chặn số này, thì cò đất lại lấy số khác mời chào đầu tư", bà Hoa nói. Được biết, trong năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 91, quy định chặt chẽ và chế tài nặng hơn cho các hành vi gọi điện, gửi tin nhắn, thư điện tử quảng cáo đến số điện thoại của người dùng khi chưa được sự đồng ý. Mặc dù đã có hiệu lực từ 1/10/2020, song tình trạng cò đất gọi điện "khủng bố" nhà đầu tư bất động sản vẫn tiếp diễn. Hưng, một nhân viên môi giới bất động sản tại Hà Nội lý giải: Hầu hết, nhân viên môi giới bất động sản chưa có kinh nghiệm, hoặc mới đi làm, việc đầu tiên luôn là telesales, tư vấn, giới thiệu sản phẩm thông qua gọi điện hoặc nhắn tin. Sau 3 tháng làm telesales, nhân viên môi giới có thể tự phát triển hệ thống bán hàng riêng, có thể là xây dựng website bán hàng, giới thiệu qua mạng xã hội;... Theo Hưng, so với những kênh bán hàng trực tuyến như hiện nay, thì gọi điện là phương án dễ tiếp cận, dễ chốt đơn nhất. Tuy nhiên, nhiều trường hợp các cá nhân môi giới chưa kịp cất tiếng, đã phải nghe chửi. "Bất kỳ ai muốn theo nghề môi giới đều có ít nhất 3 tháng làm nhân viên tư vấn qua điện thoại. Nhân viên mới cũng phải chịu áp lực bán được hàng, dù nhiều lần gặp phải sự phản ứng của khách hàng nhưng đã là công việc vẫn phải chấp nhận", Hưng chia sẻ. Theo ông Nguyễn Thanh Tuấn, chuyên gia bất động sản: Trong thời điểm bùng nổ công nghệ như hiện nay, việc gọi điện tư vấn bất động sản đã trở nên lỗi thời. Ngay cả những khách hàng, nhà đầu tư tiềm năng cũng dần có ác cảm với nghề môi giới. Do đó, để tồn tại, buộc các công ty phải thay đổi chiến lược, phương thức marketing để tiếp cận khách hàng. "Hiện nay, tôi thấy nhiều công ty xây dựng các kênh giới thiệu sản phẩm, thông qua mạng xã hội như Facebook, Zalo, thậm chí phát triển hình ảnh qua Youtube, TikTok rất hiệu quả. Bởi vì, hiện nay, khi khách hàng, nhà đầu tư có nhu cầu, việc đầu tiên là họ kiểm tra dự án trên Google. Vì vậy, các công ty môi giới phải đối mới, phải có hướng đi riêng để phát triển dài hạn", ông Tuấn nói. |