Sau một thời gian dài ẩn mình trước giới truyền thông,ễnHàĐôngchưanghỉhưuvẫnsẽtiếptụclàmgamediđộket qua ecuador mới đây, Nguyễn Hà Đông đã xuất hiện trở lại trong một buổi talk show được tổ chức tại ngôi trường cũ của anh, Đại học Bách Khoa Hà Nội. Sự xuất hiện của Nguyễn Hà Đông thu hút nhiều sự chú ý hơn khi chỉ cách đây ít ngày, tựa game Flappy Bird mà chàng lập trình viên này phát triển đã lọt top 25 ứng dụng có sức ảnh hưởng lớn nhất mọi thời đại theo đánh giá của CNET.
Vẫn giữ phong thái “bí ẩn” như trước đây, Nguyễn Hà Đông xuất hiện một cách khá lặng lẽ và kiệm lời. Suốt cả buổi nói chuyện, anh chỉ lên tiếng mỗi khi được vị chủ tọa của buổi talk show đặt câu hỏi. Trong suốt quá trình đó, ngôn ngữ cơ thể của Đông được thể hiện ra ngoài một cách rất hạn chế. Dù ngồi trong một hội trường lớn với rất đông khán giả là các bạn sinh viên, có cảm giác Nguyễn Hà Đông vẫn sống trong một thế giới nội tâm của riêng mình, một cách vô cùng trầm lặng. Tuy vậy, những chia sẻ dù ngắn ngủi của Nguyễn Hà Đông vẫn khiến cho tất cả những người có mặt tại hội trường cảm thấy sự đặc biệt và thu hút riêng có của chàng trai này.
Ra đời từ năm 2013, thế nhưng phải đến 1 năm sau Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông mới được phần đông người dùng biết đến. Tuy vậy, tựa game này đã nhanh chóng trở thành một cơn sốt nhờ độ khó đến mức phi lý. Game play đơn giản, không đầu tư quá nhiều vào đồ họa, điều tạo nên sự khác biệt cho Flappy Bird. Có vẻ như sức hút của Flappy Bird đến từ cách nhà phát triển đánh vào tâm lý người dùng qua độ khó của trò chơi này. Vậy nên cho đến giờ phút này, tức là 5 năm sau sự thành công của Flappy Bird, nhiều người vẫn không thể giải thích nổi tại sao Nguyễn Hà Đông lại có thể tạo nên một hiện tượng mạng chỉ với những “nguyên liệu” đầu vào đơn giản như vậy. Chia sẻ về bí quyết tạo ra một hiện tượng có sức ảnh hưởng toàn cầu như Flappy Bird, Nguyễn Hà Đông cho rằng mình đã phải đánh đổi một số thứ để có thể đạt được thành công đó. “Cái mà tôi đánh đổi chính là sự trưởng thành”, Đông nói. Ở Mỹ, con số 1 triệu USD được xem như cột mốc tài chính an toàn để một người có thể nghỉ hưu. Với sự trầm lặng suốt 5 năm qua, nhiều ý kiến cho rằng Nguyễn Hà Đông cảm thấy như vậy là đã đủ. Thế nhưng, trước câu hỏi của Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin và truyền thông - Tạ Hải Tùng về việc phải chăng Nguyễn Hà Đông đã nghỉ hưu, cha đẻ Flappy Bird đã ngay lập tức phủ nhận. “Ngày xưa hồi còn là sinh viên, em tính mình phải có khoảng 1,1 triệu USD để nghỉ hưu. Sau này, thực tế thì em đã có nhiều lần con số ấy nhưng em vẫn chưa thể nghỉ hưu được.”, Nguyễn Hà Đông chia sẻ.
Nói thêm về các dự định của mình cho tương lai, Đông cho biết anh đang có một công ty về game cùng với một người cộng sự. Đó là một tựa game rất đơn giản, nhưng về công nghệ là chưa từng có bao giờ, Đông nói. Trước những thắc mắc về việc có phải Đông đang đầu tư vào một số dự án startup, cha đẻ Flappy nói rằng đó không phải là một khoản đầu tư. “Anh không đầu tư. Anh thấy 1 số bạn cần tiền và anh cho họ. Để nhận được số tiền đó, các bạn phải show ra được dự án mình làm đến mức nào, cần bao nhiêu tiền và tiêu vào việc gì? Nếu thấy hợp lý thì mình sẽ cho.”, Đông cho biết. Khi được đề nghị chia sẻ một lời khuyên nào đó với các bạn sinh viên Bách Khoa - thế hệ đàn em của chính mình, Nguyễn Hà Đông nói rằng: “Đừng đánh đổi sự trưởng thành bằng những thành công ngắn hạn”. Đó là một câu nói đơn giản, không hoa mỹ nhưng thực sự chân thành, hệt như con người của Nguyễn Hà Đông. Trọng Đạt |