Xác định năng suất sinh học của Biển Đông bằng công nghệ_lịch bóng đá cúp c1 đêm nay

  发布时间:2025-01-10 17:34:58   作者:玩站小弟   我要评论
Tin thể thao 24H Xác định năng suất sinh học của Biển Đông bằng công nghệ_lịch bóng đá cúp c1 đêm nay。

TheácđịnhnăngsuấtsinhhọccủaBiểnĐôngbằngcôngnghệlịch bóng đá cúp c1 đêm nayo thông tin từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các nhà khoa học vừa hoàn thành công trình nghiên cứu về việc sử dụng tổ hợp tảo Silic và vi khuẩn lam cộng sinh để chỉ thị các khối nước ở Biển Đông.  

Công trình này được thực hiện bao gồm sự hợp tác khoa học từ các Viện Hải dương học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), Viện Công nghệ Georgia (Hoa Kỳ) và Viện Nghiên cứu Biển Baltic (Rostock, CHLB Đức).

Công trình nghiên cứu nhằm mục tiêu làm rõ các đặc trưng phân bố các tảo silic mang cộng sinh Vi khuẩn lam trong các khối nước khác nhau như: khối nước ven bờ ảnh hưởng sông Mekong, khối nước ven bờ miền Nam Trung Bộ và khối nước có tác động của nước trồi.

tao chi thi mau 1.jpg
 Hình ảnh các tảo Silic là vật chủ của Vi khuẩn lam (Richelia intracellularis và Calothrix rhizosoleniae).

Theo Trung tâm Thông tin tư liệu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), Biển Đông là vùng biển có địa hình thủy văn phức tạp và năng động, có tầm quan trọng lớn về mặt kinh tế.

Hoạt động sản xuất sơ cấp ở Biển Đông chịu áp lực mạnh mẽ theo mùa, thông qua chu kỳ gió mùa, ảnh hưởng đến cả dòng chảy ven sông và lưu thông trong lưu vực. 

Đặc biệt, gió mùa mùa hè tạo ra sự kết hợp của các vùng nước bị ảnh hưởng bởi dòng chảy ra của sông Mê Kông và nước trồi ven biển, nằm trong sự tuần hoàn động học bề mặt do gió điều khiển. 

Sự phân bố, độ phong phú và trạng thái cộng sinh của một nhóm tảo Silic và tổ hợp tảo silic-diazotroph (DDA) trong các môi trường sống khác nhau được xác định theo các đặc điểm vật lý và sinh học của Biển Đông trong giai đoạn đầu của gió mùa Tây Nam. 

GS.TS. Nguyễn Ngọc Lâm, Viện Hải dương học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho hay, tảo Silic là vật chủ của DDA được phân bố rộng rãi khắp khu vực nghiên cứu. 

Nhóm nghiên cứu của GS.TS. Nguyễn Ngọc Lâm đã tìm thấy các Vi khuẩn lam cộng sinh trong tất cả các môi trường thu thập vật mẫu, mặc dù tỷ lệ lây nhiễm (sự phong phú của vật chủ mang tảo Vi khuẩn lam cộng sinh) và cường độ lây nhiễm (số lượng tập đoàn vi khuẩn lam cộng sinh trên mỗi vật chủ) là thấp nhất ở các vùng nước bị ảnh hưởng bởi nước trồi ven bờ. 

tao chi thi mau 2.jpg
Hình ảnh các tảo Silic là vật chủ của Vi khuẩn lam (Richelia intracellularis và Calothrix rhizosoleniae)

Tỷ lệ lây nhiễm của vật chủ có xu hướng cao nhất ở vùng biển ngoài khơi và tảo Silic vật chủ của DDA thường rất khác nhau về kích thước và cường độ lây nhiễm cả trong và giữa các môi trường sống xác định.

Những khác biệt này có thể phản ánh các chiến lược tối ưu khác nhau để phân bổ sinh khối và năng lượng giữa vật chủ và vật cộng sinh.

Đây là báo cáo đầu tiên của các nhà khoa học của Viện Hải dương học nói riêng, của cả nước nói chung và khu vực Đông Nam Á về các chi tảo Silic mang các cộng sinh là Vi khuẩn lam có tác dụng cố định đạm trong các khối nước của Biển Đông, từ đó góp phần làm rõ năng suất sinh học của Biển Đông.

Là một trong số các công trình nổi bật của Viện Hải dương học được công bố trong các tạp chí SCIE uy tín được xếp hạng Q1: Journal of Phycology IF=3.2 và Hydrobiologia, IF=2.8, nghiên cứu này là một trong số ít các báo cáo về sinh học hải dương vùng Biển Đông của Việt Nam được thực hiện bởi các tác giả chính là người Việt.

Từ việc xác định thành công năng suất sinh học, kết quả của công trình nghiên cứu có thể giúp nâng cao hiệu quả khai thác, góp phần giúp thúc đẩy việc phát triển kinh tế tại khu vực Biển Đông. 

Công trình nghiên cứu của Viện Hải dương học còn góp phần cho thấy vai trò, đóng góp của các nhà khoa học Việt Nam trong hoạt động nghiên cứu biển và thúc đẩy kinh tế biển.

Đây được xem là một trong những thành tựu nổi bật của các nhà khoa học thuộc Viện hải dương học nói riêng và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nói chung trong năm nay. 

Việt Nam và thế giới sẽ chuyển sang dùng năng lượng xanhXu hướng chuyển dịch sang năng lượng xanh đang diễn ra rất nhanh chóng và sẽ nhanh chóng hơn nữa trong tương lai, đặc biệt là tại các quốc gia như Việt Nam.

相关文章

最新评论