Trăm dâu đổ đầu tằm
2h sáng,ửađêmnhânviênytếtrèotườngvácbìnhoxycứuFnguykịbóng đá tỷ lệ điện thoại bàn của Trạm Y tế phường Chương Dương, Hoàn Kiếm, Hà Nội đổ chuông réo rắt. Chị Đỗ Thị Thanh Nhàn, nhân viên Trạm Y tế phường, nhấc máy. Cuộc gọi đến từ một gia đình F0 nhưng không khai báo y tế, tự điều trị tại nhà. Khi người bệnh có triệu chứng chuyển nặng (khó thở, SpO2 giảm), người thân mới hoảng hốt gọi đến trạm y tế phường.
Trạm Y tế phường Chương Dương được cấp 10 bình oxy. Chiều cùng ngày, phường tổ chức tiêm vắc xin tại một trường học cạnh trạm y tế nên các nhân viên đã chuyển số bình oxy này sang trường học để phục vụ cho việc cấp cứu bệnh nhân sau tiêm. Theo lịch, ngày mai họ tiếp tục tiêm vắc xin nên số bình oxy vẫn được để tại đó.
Nhân viên Trạm Y tế phường Chương Dương đến nhà tiêm vắc xin cho người dân |
Do tình huống cấp bách, bảo vệ lại khóa cửa trường học vì vậy chị Vũ Bích Ngọc và chị Đỗ Thị Thanh Nhàn, 2 nữ nhân viên trực ca đêm của trạm y tế, không còn cách nào khác đành trèo tường để vào trong, chuyển bình oxy ra ngoài.
“Sau đó, người điều khiển xe máy, người ôm bình oxy, dụng cụ… chúng tôi lên đường đến nhà bệnh nhân trong đêm”, chị Nhàn nói.
Xuất hiện tại nhà F0 – một phụ nữ 54 tuổi, nữ nhân viên y tế sau khi kiểm tra các chỉ số đã tiến hành cho bệnh nhân thở oxy. Dù được thở oxy nhưng tình trạng F0 không tiến triển, chỉ số SpO2 vẫn dưới 94, các nhân viên y tế gọi Trung tâm cấp cứu 115 để đưa bà vào bệnh viện cấp cứu.
Không chỉ vậy, các nhân viên y tế còn tiến hành test lại để hoàn thành hồ sơ cho bệnh nhân nhập viện. “Nếu gia đình khai báo y tế từ trước, khâu hoàn thành hồ sơ cho F0 sẽ nhanh hơn nhưng do không khai báo, chúng tôi hoàn toàn bị động. Nửa đêm, mới chạy ngược chạy xuôi lo giấy tờ để cho F0 đến viện…”, chị Ngọc kể lại.
“Ban ngày, khi có các ca chuyển nặng, y tế phường sẽ có lực lượng dân phòng đến hỗ trợ chuyển bình oxy đi. Nhưng đêm, chỉ có 2 chị em phải tự xoay xở. Có hôm vừa vác bình vừa leo cầu thang bộ lên tầng 5 cấp cứu F0, mình cũng thấy khó thở theo”, chị Nhàn nói đùa.
Các nhân viên y tế về đến phường khi đồng hồ chạm sang con số 4h sáng. Họ nghỉ ngơi 1 chút trước khi bước vào cuộc chiến của ngày mai…
Đó là một đêm trong suốt nhiều tháng qua tại Trạm Y tế phường Chương Dương - nơi có 8 nhân viên y tế phải quản lý, chăm sóc 400 F0 đang điều trị tại nhà. Phường Chương Dương là địa bàn đông dân cư, với khoảng 23.000 dân, ngoài ra còn thêm người lao động tự do đến thuê trọ nên công việc các nhân viên y tế đã mệt nay càng mệt hơn khi ca mắc của Hà Nội liên tục “leo thang”.
Ám ảnh tiếng chuông điện thoại
8h sáng ngày 11/1, trong căn phòng nhỏ khoảng 15m2 ở tầng 1 của Trạm y tế phường Chương Dương, nhóm nhân viên y tế đang mặc đồ bảo hộ, chuẩn bị dụng cụ. Hôm nay, theo lịch họ tiến hành tiêm vắc xin tại nhà cho các đối tượng không thể đến điểm tiêm. Đa phần là người già bị tai biến, bị liệt, phải nằm một chỗ. Tiếng soạn dụng cụ, tiếng phân công công việc, tiếng giục nhau… ồn ào cả trạm. Điện thoại bàn reo, chị Huệ, một nhân viên y tế, nhấc máy.
“Bà test nhanh hôm qua à? Nhà trọ có 2 người, 1 người đã về quê, hiện bà đang ở một mình à? Nhà trọ có phòng vệ sinh khép kín không ạ? Bà nói to lên, cháu nghe không rõ”, nữ nhân viên nói qua điện thoại. Chị quay lại nổi cáu với các nữ đồng nghiệp khác: “Ồn quá, em đang nghe điện thoại”. Lúc này, tiếng ồn ào trong phòng mới giảm đi một chút.
Cuối cùng vẫn không nghe rõ từ phía đầu dây bên kia, chị nhắn: “Bà để cháu gọi di động nhé”. Dập máy bàn, nữ nhân viên y tế dùng điện thoại di động kết nối với trường hợp vừa test nhanh có kết quả dương tính.
Chuẩn bị đi tiêm vắc xin cho người dân nhưng điện thoại đổ chuông một nữ nhân viên nán lại nghe diện thoại của F0 gọi đến |
“Phòng trọ không có nhà vệ sinh khép kín? Như vậy bà không có đủ điều kiện cách ly tại nhà. Bây giờ, bà chờ đợi chúng cháu sẽ xuống xét nghiệm lại và sắp xếp cho bà đến khu thu dung nhé”, chị Huệ tiếp tục cuộc điện thoại.
Chị Huệ vừa ngắt máy, điện thoại của chị Nguyễn Thị Hồng Hà, phụ trách Trạm Y tế phường Chương Dương, lại tiếp tục reo. Một người phụ nữ gọi điện thông báo người cùng nhà có dấu hiệu trở nặng, khó thở... Chỉ một buổi sáng, mấy chục cuộc điện thoại đã đổ về trạm y tế phường. Vừa dập máy, chuông lại reo, không chỉ máy bàn, máy di động đều đổ chuông liên tục.
Mệt, căng thẳng, nhân viên y tế chợp mắt ngay tại bàn làm việc |
Vì vậy khi nhận cuộc điện thoại tiếp theo, 1 F0 than phiền: “Nhà có 2 người vừa tets nhanh dương tính, tôi gọi điện thoại cho trạm y tế phường không được”, nữ nhân viên y tế phường giải thích: “Ở đây điện thoại liên tục, cứ dập lại có cuộc khác nên gia đình phải gọi liên tục”.
“Các cuộc gọi sau 3h đêm vẫn chưa chấm dứt. Sự lo lắng với chuyển biến bệnh của F0 đâu có chọn giờ. Điện thoại phải liên tục sạc, chúng tôi nghe ù cả tai, đến nỗi nghe tiếng điện thoại là sợ”, một nữ nhân viên nói.
Căng thẳng, mệt mỏi nhưng 'mình không làm thì ai làm?'
8h30 sáng, lực lượng dân phòng đến hỗ trợ, đoàn các nhân viên y tế phường lên xe máy đi tiêm phòng cho người dân.
Các nữ nhân viên còn lại tiếp tục công việc nhập liệu trên máy tính. Họ phải hoàn thành để 5h chiều tiến hành đi test nhanh cho người dân. Bữa trưa của các nhân viên y tế phường Chương Dương thường diễn ra sau 2h chiều. Để tiết kiệm thời gian, họ gọi bún, phở, bánh… về ăn ngay tại trạm y tế. Nhưng cũng có hôm vì ăn quá muộn, hàng quán chẳng còn gì, các chị lại dùng tạm đồ ăn nhanh để lót dạ.
Gắp vội miếng bún, chị Nguyễn Thanh Hà nhận cuộc gọi video call từ một F0 do chị theo dõi, quản lý. Vừa ăn, chị vừa hướng dẫn và xem các chỉ số sức khỏe của F0.
Với 400 F0 cách ly tại nhà, mỗi nhân viên y tế đang đảm nhiệm chăm sóc khoảng 50 người. Họ lập nhóm zalo để hàng ngày, các F0 báo các chỉ số thông tin về sức khỏe. Chị Vũ Bích Ngọc nói: “Công việc mệt mỏi, căng thẳng, thu nhập rất thấp. Không phải gia đình nào cũng ủng hộ nên nhiều nhân viên y tế chỉ muốn xin nghỉ việc, thậm chí đã nghỉ việc”.
Công việc của họ kéo dài từ sáng đến sau 10h đêm. Sau 2 ngày họ tiếp tục có một ngày trực đêm tại trạm y tế. |
Chị Ngọc kể, việc chăm các con chị đều nhờ cậy vào ông bà. Nhưng những hôm con ốm, sốt, phải có mẹ cho ăn nên buổi trưa chị tranh thủ ghé về nhà. “12h trưa, mẹ về đến nơi con mới được ăn”, chị nói.
Tương tự chị Thanh Nhàn có 2 con nhỏ nhưng cả tháng nay người mẹ này chỉ về nhà khi con đã ngủ. Tranh thủ giờ nghỉ ngơi, chị gọi điện về hỏi han tình hình học tập của con, nhắc nhở con làm việc nhà.
"Đi từ 8h sáng đến 10h đêm mới về, cũng thấy mệt mỏi lắm nhưng nếu mình không làm thì ai làm? Bây giờ bạn bè thì không có số nhưng F0 thì vài trăm số, thấy cuộc gọi biết ngay là của F0", chị nói.
Mỗi nhân viên y tế phường Chương Dương sau 2 ngày sẽ có một ngày trực 24/24h tại phường. Chị Nguyễn Thị Hồng Hà, phụ trách trạm, chia sẻ: “Có hôm tôi ở liên tục 4 ngày, 4 đêm ở phường do công việc quá tải. Nhiều ông chồng có vợ là nhân viên y tế phường còn đùa: “Mang quần áo lên trạm mà ở luôn”.
10h đêm, 6 nữ nhân viên y tế phường rời trụ sở để về nhà, 2 người còn lại vào ca trực đêm. “Mang tiếng là về nhà nhưng điện thoại nào được nghỉ, nửa đêm có người gọi là bình thường. Mệt thế nhưng nào có tắt được điện thoại…”, một chị nói khi bước ra về.
Bà Nguyễn Thúy Hằng, thuộc bộ phận cấp cứu Trung tâm y tế quận Hoàn Kiếm, xuống hỗ trợ trạm y tế địa phương tiêm tại nhà nói: “Phải làm việc với họ mới biết họ đang làm việc như thế nào. Thực sự họ quá vất vả, gần như không có thời gian nghỉ ngơi. Tôi nghĩ, các cơ quan hành chính nên chia sẻ công việc với họ, như việc thống kê số liệu, nhập liệu hay làm các báo cáo liên quan…”. Ông Đoàn Văn Việt, Giám đốc Trung tâm y tế quận Hoàn Kiếm: “Giảm áp lực cho nhân viên y tế là không thể, chủ yếu đề xuất các cấp tăng cường hỗ trợ cho điều kiện sống anh em. Số lượng nhân viên y tế chỉ có thế, lại có cả người về hưu vì vậy việc bổ sung nhân lực là việc cần thiết”. |
Ngọc Trang
Theo kế hoạch về chăm lo Tết cho các đối tượng của UBND TP.HCM, nhân viên trạm y tế phường xã, trạm y tế lưu động sẽ được chăm lo 1 triệu đồng/người.