Thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ,àNamphấnđấuđếnnămđàotạonghềcholaođộngnôngthôket qua giai phap chất lượng nguồn lao động và việc làm cho lao động nông thôn ở Hà Nam từng bước được nâng cao, góp phần thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững của tỉnh.
Theo mục tiêu của đề án, trong giai đoạn 2016-2020, toàn tỉnh Hà Nam sẽ đào tạo nghề cho 32.000 lao động nông thôn, trong đó 6.500 người sẽ được đào tạo nghề nông nghiệp, 25.500 người được đào tạo nghề phi nông nghiệp.
Tỉnh sẽ ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi như: “Người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác”.
Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn được thực hiện theo quy định của Nhà nước và tình hình thực tế của địa phương.
Ảnh: Lê Anh Dũng |
Hà Nam có 23 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tích cực tham gia vào công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn thời gian qua.
Năm 2018, trên cơ sở điều tra, khảo sát, tổng hợp nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn, các đơn vị, địa phương đã tổ chức 150 lớp đào tạo nghề cho 3.725 lao động nông thôn.
Trong đó, 58 lớp dạy nghề phi nông nghiệp cho 1.406 lao động, 92 lớp dạy nghề nông nghiệp cho 2.066 lao động với kinh phí hỗ trợ đào tạo 3,67 tỷ đồng, trong đó 3,2 tỷ đồng là ngân sách Trung ương, còn lại là ngân sách địa phương.
Ngành nghề đào tạo chủ yếu là may công nghiệp, thêu ren, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật và thú y, trồng cây nông nghiệp chất lượng cao, nghề chăn nuôi.
Trong tổng số 3.725 lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề có 3.059 lao động có việc làm sau đào tạo, chiếm hơn 85%.
Trên 1.000 lao động được doanh nghiệp tuyển dụng, gần 200 lao động được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, gần 2.000 lao động tự tạo việc làm, 50 người đã thành lập được tổ hợp tác. Đặc biệt, đã có 22 hộ gia đình có người tham gia học nghề thoát nghèo sau 1 năm học nghề, gần 2.000 hộ có người tham gia học nghề trở thành hộ khá.
Ông Đặng Xuân Hải, Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Hà Nam chia sẻ: “Hầu hết các nghề đào tạo đáp ứng nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, góp phần phát triển các làng nghề truyền thống, người lao động tự tạo việc làm tại chỗ, phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động.
Các cơ sở dạy nghề thực hiện liên kết với doanh nghiệp để người lao động sau học nghề được nhận vào làm việc ngay.
Nắm bắt các thông tin về nhu cầu lao động của các doanh nghiệp để giới thiệu cho người học sau đào tạo hoặc liên kết với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho người lao động.
Nhiều cơ sở phối hợp với các các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, phát triển kinh tế hộ gia đình, mời về truyền đạt kinh nghiệm, thực hành tại gia, thu hút bà con nông dân tham dự”.
Theo lời ông Hải, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố tham mưu với UBND tỉnh ban hành kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn; phân bổ kinh phí thực hiện hoạt động nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 với tổng kinh phí là 6,9 tỷ đồng.
Đồng thời đô đốc, hướng dẫn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện tổ chức thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh bảo đảm thiết thực, hiệu quả...
Ông Vũ Văn Kiên, Phó Trưởng phòng Dạy nghề, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chia sẻ: “Chủ trương của đề án là dạy nghề nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp cho những lao động nông thôn trực tiếp làm nông nghiệp.
Dạy nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn chuyển từ nông nghiệp sang làm trong các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp tại các địa phương hoặc chuyển sang làm việc ở các khu công nghiệp, xuất khẩu lao động.
Việc hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần bảo đảm những yếu tố thiết thực, hiệu quả như tăng nguồn kinh phí cho các cơ sở đào tạo đầu tư trang thiết bị, đào tạo đội ngũ giảng viên.
Bởi, chỉ riêng đối với nghề may, việc hiện đại hóa công nghệ may hiện nay đòi hỏi người dạy và người học phải có kỹ năng, trình độ nhất định. Điều này bản thân người dạy phải được nắm bắt trước thông qua tập huấn, đào tạo thường xuyên.
Để đạt được mục tiêu năm 2019 toàn tỉnh có thêm 3.850 lao động nông thôn được đào tạo nghề, tỷ lệ có việc làm đạt từ 85%; tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh được nâng lên 67%, trong đó lao động qua đào tạo có chứng chỉ bằng cấp đạt 53%, cần tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn’.
Diệu Bình