Tôi rất chia sẻ với tác giả bài viết "Giáo viên nhận 'trợ cấp Tết' 250.000 đồng". Anh chị tôi cũng đều là giáo viên,ămthưởngTếtkhôngnổihaitriệuđồti so west ham một năm họ cũng chỉ gọi là được động viên 100-200 ngàn đồng, Tết cũng không có gì thêm. Thế nên, để duy trì cuộc sống, họ đều xoay sở để làm thêm, buôn bán gì đó để có thêm thu nhập, nhiều anh em còn chạy taxi vào buổi tối sau cả ngày ở trên trường. Tôi nhớ có một lần đến một điểm trường vùng cao, ở nơi ấy không có đường bộ, thầy cô giáo lên lớp phải đi thuyền của bà con, mỗi lượt 100.000 đồng, hai lượt một tuần. Một tháng vị chi thầy cô phải bỏ tiền túi khoảng 800.000 đồng để đến điểm trường. Nơi đây biệt lập, không có sóng điện thoại, không điện lưới, trường học chỉ là những tấm ván thưng tạm, cuộc sống chỉ gói gọn như vậy, giữa khu rừng vắng vẻ và vô cùng yên tĩnh. Các thầy cô ngoài lương ra cũng không có khoản nào thêm. Nơi đây tuy khó khăn nhưng vì không phải vùng chính sách nên lương giáo viên cũng không cao hơn được so với bên ngoài là bao, còn vất vả thì không thể nói hết được. Ở miền núi như tỉnh tôi, nếu không làm giáo viên trong trường công, thì ngoài hệ thống mầm non, không có trường tư nào khác để lựa chọn. Dù tôi tin có rất nhiều thầy cô giáo dạy tốt, không quá thua kém những thành phố lớn. Vậy nên, họ vẫn muốn gắn bó với ngành nghề, bởi đó cũng là cách để lo cho gia đình, dù có thể họ không thích, hoặc môi trường họ đang làm việc không được như mong muốn. Xét cho cùng, đó cũng là một lựa chọn, dù rất khó khăn, nhưng cuộc sống mà, nếu chưa thể thay đổi thì bạn buộc phải tìm cách để thích nghi thôi. >> Thưởng Tết giáo viên 'hai kg đường, một lít dầu ăn' Còn bản thân tôi, 12 năm đi làm công chức, Tết chưa bao giờ được nhận quá hai triệu đồng, gọi là khích lệ. Nhưng tôi luôn nghĩ, so với nhiều cơ quan, đơn vị khác, hoặc giáo viên như anh chị tôi, số tiền đó đã là một khoản rất đáng mơ ước rồi. Tôi nghĩ rằng đây đơn giản là sự phân công của xã hội, mỗi ngành nghề sẽ có một đặc thù riêng, ngành nghề nào cũng có những vất vả riêng, và tất nhiên là nếu muốn vừa ý tất cả thì không bao giờ có. Đất nước ta còn khó khăn, tôi nghĩ Nhà nước cũng đã rất cố gắng để chăm lo cho đời sống của công chức, viên chức rồi. Đặt ngược lại vấn đề một chút, trong đại dịch vừa qua, tôi chưa thấy một tin tức nào liên quan đến việc cán bộ, công chức bị chậm, nợ, hay thiếu lương, đây chẳng phải là một điểm hơn hẳn của cán bộ, công chức so với đội ngũ nhân viên doanh nghiệp, các ngành nghề lao động tự do khác hay sao? Hơn nữa, tỷ lệ thất nghiệp, mất việc làm, mức độ ổn định trong cuộc sống (chưa nói đến những yếu tố khác như cơ hội thăng tiến, chuyển ngành, nâng ngạch, chuyển ngạch, điều động, luân chuyển...), tôi thấy khối nhà nước đều cao hơn và ít rủi ro hơn so với các ngành bên ngoài đấy thôi. Thế nên, tôi nghĩ rằng, mỗi người trong số chúng ta cứ làm tốt công việc của mình là được rồi. Hãy nhớ rằng, có rất nhiều người không được may mắn như chúng ta, họ cũng đang cố gắng từng ngày, còn ta vẫn khỏe mạnh, vẫn có lương ổn định hàng tháng để sinh hoạt, chi tiêu, vậy đã là hạnh phúc. Thay vì mưu cầu một mức thưởng Tết cao hơn, bạn hoàn toàn có thể kiếm một việc làm thêm nào đó để tăng thu nhập cả năm. Hoặc nếu muốn một chế độ đãi ngộ tốt hơn, cân nhắc nhảy việc, tự mình lựa chọn một hướng đi mới cũng không phải là ý tồi. >> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. |