Những người Việt vượt Amazon đi phủ sóng di động_ả rập xê út vs nhật bản
Những chuyện tưởng như hoang đường mang tên Việt Nam
Chúng tôi đặt chân đến Peru vào một ngày cuối tháng 10/2014. Đây là thị trường duy nhất Viettel đầu tư có GDP cao gấp 3 lần Việt Nam. Lúc đó,ữngngườiViệtvượtAmazonđiphủsóngdiđộả rập xê út vs nhật bản những người Viettel ở Peru đang bận rộn chuẩn bị khai trương mạng di động của mình với thương hiệu Bitel. Có khá nhiều câu chuyện về những người Viettel lần đầu đặt chân đến vùng đất xa xôi đất khách quê người này để xây dựng mạng lưới viễn thông. Những câu chuyện nếu không mắt thấy tai nghe e rằng sẽ liên tưởng đến những câu chuyện hoang đường. Thế nhưng, chỉ khi chứng kiến những việc mà những người Viettel trải qua ở những thị trường nước ngoài mà họ đặt chân đến kinh doanh, mới thấy, đằng sau những hào quang là mồ hôi, nước mắt, sự nỗ lực tột cùng của những người “mang chuông đi đánh xứ người”.
Tiếp chúng tôi, ông Hoàng Sơn, Phó Tổng giám đốc Viettel nói rằng, việc đầu tư nước ngoài của Viettel cũng giống như một trận đánh. Ban giám đốc có nhiệm vụ đi tiền trạm nghiên cứu trước xem mở mặt trận nào. Sau đó, đến những người Viettel được đưa sang đây để đi mở mạng. Không thông thạo tiếng bản địa, hành trang chỉ là chiếc la bàn, tấm bản đồ, nồi niêu, thực phẩm và một ít tiền, thế nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó chính những con người này đã biết cách tìm địa điểm và xây dựng trạm BTS. Và những người Viettel đi mở mạng đóng vai trò như một người lính trinh sát đi nắm địa bàn, khảo sát vị trí và tiến hành vận chuyển thiết bị... Người Viettel có triết lý “vào đất chết để tìm đường sống”. Những con người Viettel như vậy đã băng rừng, vượt sông Amazon để kéo cáp quang và phủ sóng di động khiến các đối thủ ở Peru không thể tưởng tượng nổi.
Để chứng kiến tận nơi những người Việt đã làm nên câu chuyện này, đoàn chúng tôi đã đến tỉnh Loreto - điểm khó khăn nhất vùng rừng già Amazon, ở Peru – nơi mà chúng tôi mới chỉ được biết đến qua sách báo. Loreto là một tỉnh rộng lớn nhất của Peru, nếu từ Thủ đô Lima đến thủ phủ của Loreto là Iquitos thì phải đi lại bằng máy bay hoặc đường thủy mất 4 - 5 ngày. Thủ phủ Iquitos khá độc đáo, rất ít xe ô tô mà chủ yếu sử dụng phương tiện đi lại là Motokar (giống như xe Lam 3 bánh ở Việt Nam).
Mã Văn Thanh, Giám đốc chi nhánh - người đầu tiên của Viettel đặt chân đến địa phận này cho biết những tháng ngày “nếm mật nằm gai" nơi đây: Thanh cùng với anh em Viettel sang Peru từ ngày 29/8/2011 để thực hiện việc triển khai 8 chi nhánh ở các tỉnh. Với vai trò trưởng nhóm, đưa anh em đi thuê trụ sở chi nhánh. Khi đến Loreto, Thanh nhờ tài xế taxi, tìm cho khách sạn rẻ chỉ khoảng 60 Sole một đêm (đúng định mức của Viettel tại Peru), nhưng lái xe taxi bảo ở đây không có giá đó. Lòng vòng một hồi cũng tìm được khách sạn rẻ với giá 100 Sole một đêm. Khá may mắn là ông chủ khách sạn biết tiếng Anh (hầu hết người dân Peru không nói tiếng Anh mà nói tiếng Tây Ban Nha), nên Thanh cứ bám vào ông chủ khách sạn này để triển khai các công việc. Nhờ sự trợ giúp của chủ khách sạn, Thanh tìm được căn nhà 2 tầng, có gara, nằm ở mặt phố để vừa làm cửa hàng, vừa làm văn phòng và để ở luôn. Mọi thủ tục thuê mướn đều nhờ ông chủ khách sạn này. Oái oăm là chủ nhà này đang nợ ngân hàng 800.000 Sole nên lại phải làm thủ tục ứng trước tiền trả ngân hàng và trừ dần vào tiền thuê nhà.
“Đêm ở Iquitos rất lạnh, căn nhà thuê không có đồ đạc giường chiếu gì nên em phải xin cái đệm vứt đi của chủ nhà, rồi mượn cái chăn đắp cho khỏi rét. Có chỗ tá túc rồi em lại nhờ ông chủ khách sạn đưa đi mua bếp ga và mấy cái nồi. Có bếp, có nồi để nấu ăn coi như mình sống rồi anh ạ”, Mã Văn Thanh kể lại. Sau khi ổn định chỗ ở, Thanh lại nhờ ông chủ khách sạn đăng báo tuyển người, ban đầu chỉ tuyển nhân viên kỹ thuật để xây lắp mạng lưới. Sau khi tuyển được mấy nhân viên bản địa thì cứ bám vào họ để đi thuê địa điểm lắp đặt trạm.
Chuyện triển khai lắp đặt các trạm ở đây cũng lắm chuyện lạ lùng. Thanh kể, để triển khai lắp đặt trạm Viba và trạm thu phát sóng ở vùng Amazon, Viettel đã cử người đi trước để khảo sát vị trí và vẽ sơ đồ. Thế nhưng ở vùng này không có số nhà, không tên có đường, sau đó anh em quay lại thuê vị trí thì lại đúng khu vực bảo tồn của Amazon. Vậy là lại phải kiếm địa điểm khác, trong khi để tìm ra một ngôi làng để xây trạm đâu phải dễ, mỗi ngôi làng cách nhau 10-20 km. Khi đến đặt vấn đề thuê địa điểm đặt trạm, dân làng ở đấy hỏi xem mình có mang lợi gì cho họ không. Thậm chí có nơi người ta không cho xây, dù chính quyền đã đồng ý. “Lúc đó, bọn em phải họp với dân để thương thuyết”, Thanh kể.
Sau bao cố gắng, Thanh cùng anh em đã xây dựng được chi nhánh tại Loreto với 12 trạm BTS trải dài 700 km trên sông Amazon. Mỗi trạm tiêu tốn khoảng 200 tấn vật liệu xây dựng, bao gồm cả đá, xi măng, cát sỏi. Để có vật liệu xây dựng các trạm thu phát sóng phải mua đá ở tỉnh bên cạnh, và vận chuyển đến trạm xa nhất lên đến 700 km. Khi chở nhiều vật liệu thì thuê tầu to, nhưng đến chỗ xây trạm thì phải thuê tầu nhỏ chờ vào. Lên bờ vận chuyển thì ở đấy hầu như không có ô tô nên phải phải thuê vác bộ 1-2 km là chuyện bình thường.
“Khi xây trạm lại không có người biết về xây dựng, em điện về Lima hỏi trên công ty, anh Hoàng Quốc Quyền (Giám đốc Viettel Peru) nói tự xây đi sẽ có công ty công trình xuống hỗ trợ. Nhiệm vụ đặt ra rồi, bọn em chẳng biết làm thế nào vì chưa bao giờ làm việc đó nên đành phải học cách đọc bản vẽ, rồi thuê người đi xây dựng trạm và mình phải giám sát, căn chỉnh cho đúng với bản vẽ thiết kế. Em cũng cùng với thợ xây người bản địa đội nắng, đội mưa khuân vác vật liệu để xây trạm... Lúc ban đầu cũng lo lắng lắm, nhưng bây giờ trạm đã xây xong, giá thành xây dựng lại giảm, thậm chí có trạm giảm tới 60% giá dự kiến ban đầu, ” Mã Văn Thanh nói.
Tiến vào Amazon huyền bí