LTS: Sau thông tin Chính phủ chính thức đặt lộ trình 'khai tử' xe động cơ đốt trong ở Việt Nam vào năm 2050 (theo Quyết định số 876/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) được đăng tải,ửxeđộngcơđốttrongCónênhận định trận leverkusen rất nhiều độc giả quan tâm về vấn đề này.
Để có cái nhìn đa chiều, toàn diện, VietNamNet mở diễn đàn: "Khai tử xe động cơ đốt trong: Thách thức và cơ hội". Trân trọng mời quý độc giả, người dùng xe, các doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu tham gia gửi bài viết tới email: [email protected]. Các bài viết sẽ được đăng tải và bình chọn bởi độc giả. Bài viết tốt nhất sẽ nhận được phần quà hấp dẫn từ ban Ô tô - xe máy.
Dưới đây là bài viết của tác giả Phúc Lai (Hà Nội):
Nhanh chóng, quyết định này nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận nói chung, đặc biệt là với những người cuộc sống và niềm vui gắn liền với… ô tô động cơ đốt trong.
Khi theo dõi mấy diễn đàn về ô tô, tôi để ý thấy không thiếu những ý kiến khá bi quan về việc sẽ đến ngày khai tử ô tô chạy động cơ đốt trong, đồng nghĩa với việc khai tử một số ngành nghề liên quan đến ô tô.
Thực sự là một quyết định như Quyết định số 876/QĐ-TTg rất cần được truyền bá rộng rãi đến các tầng lớp nhân dân vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của rất nhiều người, gia đình và tổ chức kinh tế, doanh nghiệp… Rất nhiều kế hoạch đầu tư kinh doanh cần phải được tính toán cụ thể theo từng mốc thời gian trong lộ trình mà quyết định đưa ra.
Vậy lộ trình này cụ thể sẽ được hình dung như thế nào?
Đầu tiên, chúng ta có hơn 7 năm (2022 đến 2030) để “thúc đẩy sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và chuyển đổi sử dụng các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sử dụng điện; mở rộng phối trộn, sử dụng 100% xăng E5 đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; Phát triển hạ tầng sạc điện đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp; Khuyến khích các bến xe, trạm dừng nghỉ xây dựng mới và hiện hữu chuyển đổi theo tiêu chí xanh.”
Tiếp theo, chúng ta có 10 năm, (từ 2031 đến 2040) để "từng bước hạn chế tiến tới dừng sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch để sử dụng trong nước.”
Cũng vẫn trong giai đoạn thứ hai này, có 10 năm nối tiếp nữa từ 2041 đến 2050 là “100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy thi công tham gia giao thông chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh, toàn bộ các bến xe, trạm dừng nghỉ đạt tiêu chí xanh; chuyển đổi toàn bộ máy móc, trang thiết bị xếp, dỡ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng điện, năng lượng xanh. Hoàn thiện hạ tầng sạc điện, cung cấp năng lượng xanh trên phạm vi toàn quốc đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.”
Chương trình hành động đưa ra một lộ trình khá cụ thể, và nếu đọc những giai đoạn được xác định khá rõ ràng trên đây thì chúng ta thấy trước mắt với những cá nhân và gia đình đã mua sắm xe ô tô cá nhân, hoàn toàn có thể yên tâm được với chiếc xe của mình.
Chỉ có điều là trong 7 năm tới, không rõ theo lộ trình này thì việc “mở rộng phối trộn, sử dụng 100% xăng E5 đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ” sẽ như thế nào, những loại xe nào có thể chạy tốt với xăng E5 đã phối trộn, những loại nào thì không và giải pháp kỹ thuật sẽ ra sao.
Cũng trong giai đoạn này các hãng xe nếu đưa ra thị trường những loại xe mới cũng sẽ cần phải đáp ứng được yêu cầu là chạy tốt với xăng E5 mà không có ảnh hưởng gì về kỹ thuật cũng như độ bền của động cơ.
Thực chất, giai đoạn đầu này có thể được mở rộng kết nối cả với nửa đầu của giai đoạn hai là 17 năm, vì nửa đầu của giai đoạn hai thì động cơ đốt trong cũng chưa bị hoàn toàn dừng hẳn, mà là quá trình “từng bước hạn chế tiến tới dừng...”.
Ở mức độ vĩ mô của tầm Chính phủ, không thể yêu cầu một lộ trình cụ thể hơn do đó chắc chắn người dân sẽ mong chờ ở hai bộ Công Thương và Giao thông vận tải cho ra được một chương trình với các mốc thời gian cụ thể, nhưng chúng ta cũng có thể yên tâm được là nếu có dừng thì cũng phải là ở năm cuối cùng, năm thứ 17 của giai đoạn.
Đồng thời chúng ta cũng cần phải hình dung được rằng từ đó trở đi, việc “100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy thi công tham gia giao thông chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh” cũng không hoàn toàn đồng nghĩa với việc khai tử động cơ đốt trong vì biết đâu từ nay đến lúc đó người ta đã phát mình ra công nghệ động cơ đốt trong sử dụng nhiên liệu xanh rồi thì sao – như động cơ Hidro đầy hứa hẹn bây giờ vậy.
Điều mà người dân băn khoăn nhiều nhất (từ góc độ cá nhân) thường là từ những người vẫn đang dành nhiều tình cảm cho xe cá nhân và gia đình, thậm chí cả xe ô tô cho doanh nghiệp dùng động cơ đốt trong dùng nhiên liệu hóa thạch truyền thống.
Dù sao thì công nghệ động cơ đốt trong cũng có lịch sử phát triển hơn 100 năm và đã chứng minh được độ tin cậy, trong khi các loại động cơ khác, đặc biệt là xe điện còn nhiều điều chưa rõ ràng.
Khi hỏi một số người “yêu xăng quý dầu” thì câu trả lời tôi nhận được nhiều nhất, là “mua ô tô chủ yếu để đi xa, mà mua xe điện thì kẹt quá cái khâu sạc pin cho nó.” Ý của họ rất đúng: thời gian để sạc pin lên đến một mức nào đó vẫn còn là lâu so với thời gian cần để đổ đầy một bình xăng, và cây xăng thì dù sao cũng dễ tìm hơn là trạm sạc điện.
Dự liệu trước những vấn đề này, Quyết định 876 đã yêu cầu lộ trình xây dựng các trạm sạc điện và điều chắc chắn là khi cụ thể hóa quyết định, các bộ liên quan sẽ đưa ra yêu cầu về việc chuẩn hóa cho các trạm sạc pin để sao cho chúng có thể phục vụ cho xe của tất cả các hãng.
Tuy nhiên, theo cá nhân tôi thì lộ trình 17 năm là quá đủ kể cả cho những người… 7 năm nữa mới mua xe và vẫn mua xe động cơ đốt trong, vì bây giờ mấy ai đi được một chiếc xe lâu quá 10 năm, riêng việc đưa một chiếc xe nhiều tuổi đi khám lưu hành (đăng kiểm) liên tục cũng đã quá vất vả. Điều duy nhất cần cân nhắc chính là việc mua chiếc xe chỉ để đi 5 năm và bán đi với thông tin cho người mua xe cũ rằng họ chỉ dùng nhiều nhất được 5 năm nữa, hao mòn vô hình với tài sản này lúc đó sẽ là rất lớn, nói nôm na là… mất giá.
Riêng về vấn đề sạc pin cho ô tô điện vào thời điểm khoảng 10 năm nữa, rồi 17 đến 20 năm nữa thì cá nhân tôi thấy không đáng lo, vì nếu định luật Moore đã đúng trong hầu hết tất cả các đồ công nghệ, thì nó cũng sẽ đúng với động cơ điện và nhất là công nghệ pin sạc.
Hiện nay định luật Moore ngày càng biến đổi theo hướng nhanh hơn “sức mạnh của thiết bị sẽ tăng gấp đôi trong khi giá thành của nó giảm một nửa sau mỗi 18 tháng.”
Tôi thì tin trong tương lai, thời gian này còn giảm xuống đến cỡ một năm. 20 năm trước, không ai trong số chúng ta nghĩ đến ngày không phải dùng “pin ngu” Niken nữa mà được dùng pin Lithium, rồi Lithium-ion và bây giờ là Lithium-polimer… Pin, ắc-quy ngày càng nhẹ đi, sạc nhanh hơn và dung lượng cũng lớn hơn…
Và chúng ta cũng hoàn toàn có thể tin được vào tương lai của các tấm pin mặt trời cho phép chạy xe vài tiếng ban ngày mà đủ năng lượng cho chạy cả đêm lẫn ngày, không cần sạc điện hoặc sạc bổ sung rất ít.
Vì thế theo tôi chúng ta không nên quá lo lắng, vì về mặt vĩ mô Quyết định 876 cũng đã định hình cho vai trò của các loại hình giao thông vận tải khác, trong đó có đường sắt và đường bộ cao tốc kết hợp với các trạm sạc điện.
Nếu ai đó đã sang Liên bang Nga sẽ thấy họ không có đường sắt cao tốc, nhưng đường sắt khổ lớn thì rất phát triển và hiện nay việc ưu tiên cho đường sắt dùng đầu tàu chạy điện chiếm ưu thế.
Mô hình này không chỉ có lợi cho môi trường, mà giúp giảm rất nhiều chi phí, giá thành vận tải hàng hóa và hành khách bằng đường sắt: sự ra đời của những động cơ điện một chiều công suất rất lớn, khỏe hơn và hiệu suất cao hơn động cơ diesel, dễ bảo dưỡng sửa chữa, kết cấu đầu máy đơn giản.
Khi một hệ thống đường sắt chạy điện được phát triển đúng mức, sẽ giảm tải cho đường bộ và sẽ không cần quá nhiều xe tải siêu trường siêu trọng cho những hàng hóa quá khổ nữa. Đồng thời khi giao thông công cộng phát triển thích đáng, lại giảm nhu cầu đi lại bằng xe cá nhân của người dân.
Thật ra, nếu nhìn lại thì không phải đến nay Nhà nước ta mới có văn bản cụ thể về ưu tiên phát triển năng lượng xanh, mà từ năm 2015 Chính phủ đã ban hành Quyết định 2068/QĐ-TTg (2015) của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó quy định rõ “miễn thuế xuất nhập khẩu cho hàng hóa dùng để phát triển năng lượng tái tạo”.
Quyết định này đã tạo tiền đề cho việc ra đời của những dự án năng lượng xanh trong thời gian qua, và bây giờ là Quyết định 876 là trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Cái gì thì cũng phải đến lúc của nó, phải nên được thi hành. Việt Nam dù chậm trong rất nhiều lĩnh vực, nhưng cũng sẽ có những lĩnh vực không thể đứng ngoài. Môi trường bị xuống cấp, tàn phá là việc không của riêng nước nào, và chúng ta cũng không được phép đứng ngoài cuộc.
Ngoài các ưu điểm về bảo vệ môi trường, thì điện là cách truyền tải năng lượng đi xa hoàn hảo nhất cho đến giờ phút này mà con người có trong tay.
Mỗi cá nhân chúng ta cũng nên nghĩ rằng để có những phút giây ngắm ruộng bậc thang trên Mù Cang Chải, thì xe của chúng ta phải mua xăng và cái xe téc đã tốn bao nhiêu xăng dầu để chở xăng lên đó bán cho khách hàng. Nếu như cứ mãi quay lưng với năng lượng xanh, thì chúng ta cũng sẽ mãi mãi nhỡ tàu với “chuyến tàu môi trường” mà dần dần, cả thế giới sẽ khởi hành trên nó.
Phúc Lai
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
(责任编辑:Cúp C1)