Ngày 10/12,ậnhơncamắcloạibệnhtìnhdụcnguyhiểmtrongnăket qua c2 Sở Y tế TPHCM cho biết sẽ triển khai kế hoạch hoạt động phòng, chống các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục trên địa bàn, giai đoạn 2025-2030.
Hành động trên diễn ra trong bối cảnh, các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục (STDs) đã và đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng trên toàn thế giới, làm giảm chất lượng cuộc sống, gây ra bệnh tật cũng như tử vong.
STDs ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, gây vô sinh, ung thư và các biến chứng trong thai kỳ, đồng thời có những tác động gián tiếp đến việc tạo điều kiện cho sự lây truyền HIV qua đường tình dục.
Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi ngày có hơn 1 triệu ca nhiễm mới STDs, và phần lớn trong số này không có triệu chứng. Tại TPHCM, số trường hợp đến Bệnh viện Da liễu TPHCM khám và điều trị các bệnh thuộc diện trên đã liên tục gia tăng suốt những năm qua.
Cụ thể, trong thời gian 2020-2023, Bệnh viện Da Liễu TPHCM ghi nhận số ca mắc sùi mào gà cao nhất. Đỉnh điểm vào năm 2023, có hơn 38.100 ca bệnh sùi mào gà được ghi nhận (chiếm hơn 50% tổng số ca STDs).
Trong khi đó, khoảng thời gian trên ghi nhận số ca mắc giang mai tăng gấp đôi (từ gần 4.900 ca năm 2020 tăng lên hơn 10.000 ca vào năm 2023).
Nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) mắc giang mai rất thường gặp, đặc biệt là những người đồng nhiễm HIV, do nhiều yếu tố như có nhiều bạn tình, các hành vi tình dục không an toàn và sử dụng các chất kích thích. Nhiều thể giang mai hiếm đã xuất hiện (như giang mai mắt, tai, ác tính…).
Bệnh lậu có số ca mắc tăng nhẹ qua các năm, từ gần 1.300 ca vào năm 2020 đã lên đến gần 1.700 ca vào năm 2023. Các STDs khác cũng có xu hướng tăng mạnh qua từng năm.
Ngoài ra, bệnh viện ở TPHCM còn phát hiện nhiều ca bệnh viêm hầu họng, trực tràng do lậu, vi khuẩn chlamydia; viêm niệu đạo do não mô cầu hoặc do vi khuẩn M. genitalium (tác nhân mới được ghi nhận gây các ổ dịch nhỏ tại châu Âu, Mỹ).
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, với sự phát triển của khoa học và y tế, chúng ta đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý nhiễm khuẩn lây qua tình dục.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy các bệnh lý này vẫn đang là gánh nặng trong cộng đồng, để lại những hệ lụy nghiêm trọng về sức khỏe.
Do đó, Sở Y tế TPHCM đã ban hành Kế hoạch số 12420/KH-SYT về triển khai hoạt động phòng, chống các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục trên địa bàn TPHCM, giai đoạn 2025-2030.
Theo kế hoạch, có 4 mục tiêu được đề ra.
Thứ nhất, nâng cao năng lực hệ thống phòng, chống nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục tại cơ sở y tế.
Thứ hai, triển khai nghiên cứu ước tính tỷ lệ một số STDs trong quần thể dân cư tại TPHCM.
Thứ ba, giảm tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục, trong đó tập trung vào các bệnh sùi mào gà, giang mai, lậu và chlamydia.
Thứ tư, loại trừ lây truyền giang mai từ mẹ sang con.