Danh Mục Hiện Tại: Danh Mục:Trang Chủ >Cúp C1 >‘Trái đắng’ của các công ty Trung Quốc khi đầu tư vào Ấn Độ_kawasaki – marinos

‘Trái đắng’ của các công ty Trung Quốc khi đầu tư vào Ấn Độ_kawasaki – marinos

2025-01-13 16:18:59 Nguồn:FabetTác Giả:Nhà cái uy tín View:947lượt xem

Hồi tháng 6,áiđắngcủacáccôngtyTrungQuốckhiđầutưvàoẤnĐộkawasaki – marinos Ấn Độ và Trung Quốc xảy ra cuộc đụng độ biên giới tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ. Hậu quả là trong những tuần và tháng tiếp theo, Ấn Độ đã cấm toàn bộ ứng dụng của các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc như Bytedance, Alibaba và Tencent, đồng thời hạn chế Huawei tham gia lắp đặt hệ thống mạng 5G.

Dù hai nước đã đồng ý giảm thế đối đầu quân sự hồi tháng 9, song điều đó cũng không thể cải thiện được tình hình đối với các doanh nghiệp bị cuốn vào vòng xoáy căng thẳng.

Theo CNN, dù các tập đoàn lớn của cả 2 nước đều gặp phải áp lực, nhưng các công ty Trung Quốc mới là bên gánh chịu nhiều thiệt hại hơn cả.

{keywords}
Người Ấn Độ biểu tình đòi tẩy chay các ứng dụng công nghệ từ Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Theo số liệu mới nhất của Ấn Độ, số người dùng Internet ở nước này hiện đã đạt gần 750 triệu, gấp đôi so với năm 2016. Theo ước tính từ tổ chức nghiên cứu thị trường Atlas VPN, Ấn Độ sẽ có hơn 1 tỷ người dùng Internet vào năm 2025.

Bị “cách ly” khỏi một thị trường như vậy, “các công ty Trung Quốc có thể mất khả năng phát triển dựa vào nơi được dự báo có nền kinh tế lớn thứ ba thế giới và số người dùng Internet lớn thứ hai thế giới trong năm 2050", Shirley Yu, giáo sư thỉnh giảng tại trường Kinh tế London, cho biết.

‘Lực bất tòng tâm’

Theo CNN, một số tập đoàn công nghệ Trung Quốc đã bắt đầu hứng chịu thiệt hại. Ứng dụng TikTok của ByteDance đã mất tới 200 triệu người dùng tại Ấn Độ, gấp đôi số người dùng tại Mỹ. Greg Paull, người đứng đầu công ty nghiên cứu thị trường R3, nói TikTok vẫn chưa thể kiếm được đồng nào từ ở Ấn Độ dù đã chi rất nhiều tiền vào việc thiết lập và mở rộng thị trường.

“Và giờ đây, họ phải chứng kiến các phiên bản nhái, mang tính địa phương, giành quyền kiểm soát người dùng của mình mà không thể làm được gì,” ông Greg Paull cho biết.

ByteDance và các công ty công nghệ khác cũng cần nhiều dữ liệu để xây dựng các sản phẩm tốt hơn. Theo Gateway House, một nhà tư vấn chính sách đối ngoại của Ấn Độ, do có sự đa dạng về mặt nhân khẩu học và nói nhiều ngôn ngữ khác nhau, nên dữ liệu người dùng Internet của Ấn Độ được đánh giá rất cao.

Blaise Fernandes, Giám đốc Gateway House và thành viên Hội đồng quản trị Blaise Fernandes, ví dữ liệu giống như “khí oxy” đối với các ứng dụng trên Internet do Google hay các công ty công nghệ khác phát triển. Ông dự đoán, việc mất dữ liệu từ Ấn Độ sẽ cản trở sự phát triển của các ứng dụng Trung Quốc đối với thị trường toàn cầu.

Còn theo Abishur Prakash, đồng sáng lập hãng tư vấn công nghệ Center for Innovation Future, chiến lược toàn cầu của các công ty công nghệ Trung Quốc đang lâm vào thế khó, khi các công ty này dựa phần lớn vào Ấn Độ để xây dựng và thử nghiệm sản phẩm mới.

"Một khi Ấn Độ đẩy mạnh cuộc đua công nghệ Trung Quốc, một bối cảnh kinh doanh hỗn loạn đang dần xuất hiện. Mọi thứ mà các công ty công nghệ Trung Quốc đang đánh cược cho sự thành công ở thị trường Ấn Độ đang dần đổ sông đổ bể", ông Prakash dự đoán.

Thị trường start-up lâm nguy

Các hãng công nghệ Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào các công ty khởi nghiệp (start-up) về công nghệ của Ấn Độ. Theo Gateway House, Trung Quốc đã rót khoảng 4 tỷ USD vào lĩnh vực này tại Ấn Độ kể từ năm 2015. Tuy nhiên, các quy định thắt chặt đầu tư nước ngoài của Ấn Độ có thể hạn chế khả năng kiếm tiền của Trung Quốc với các start-up này.

Vào tháng 4, New Delhi thông báo đang thực hiện các bước để kiềm chế ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc. Thông báo cho biết, các khoản đầu tư trực tiếp từ các quốc gia có chung biên giới trên bộ với Ấn Độ sẽ phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn.

Theo Sukanti Ghosh, người đứng đầu nhóm nghiên cứu Albright Stonebridge tại Mỹ, động thái này "cho thấy Ấn Độ muốn kiểm soát chặt chẽ dòng đầu tư và tài sản từ Trung Quốc".

Sau các cuộc đụng độ biên giới vào giữa tháng 6, bang Maharashtra phía tây Ấn Độ, vốn thân thiện với nhà đầu tư nước ngoài, cũng đã tạm dừng hoặc hủy bỏ một số thỏa thuận đã ký với các công ty hàng đầu của Trung Quốc vào đầu năm.

Nhiều nghi vấn cũng được đặt ra về khả năng tồn tại lâu dài của ít nhất một khoản đầu tư của Trung Quốc vào lĩnh vực công nghệ cao của Ấn Độ.

Một số nguồn tin cho biết với Reuters vào tuần trước rằng, Ant Group, một chi nhánh của tập đoàn Alibaba, đang cân nhắc bán 30% cổ phần của One97, công ty mẹ của ứng dụng ví điện tử Paytm. Đại diện của cả hai công ty đều phủ nhận thông tin này.

Ảnh hưởng tới Ấn Độ

Khi nói đến thanh toán kỹ thuật số và công nghệ tài chính, Ant Group được nhiều người xem như công ty dẫn đầu thế giới. Nếu Ant Group và các công ty công nghệ khác của Trung Quốc ngưng hoạt động tại Ấn Độ do căng thẳng chính trị, New Delhi có thể bỏ lỡ việc tiếp cận với công nghệ tiên tiến bậc nhất này.

Theo Prakash, các công ty công nghệ Trung Quốc đang bơm lượng tiền mặt khổng lồ vào kinh tế Ấn Độ. Trong khi Tencent là “nhà đầu tư chiến lược” lớn nhất của giới khởi nghiệp tại Ấn Độ, thì Xiaomi đã đầu tư gần 500 triệu USD vào thị trường này trong vòng một năm. Nếu các công ty này không còn đầu tư, kinh tế Ấn Độ sẽ rơi vào suy thoái trong một thời gian ngắn.

Xiaomi đã đầu tư rất nhiều để xây dựng các nhà máy ở Ấn Độ, và đến nay đã tạo ra khoảng 50.000 việc làm người cho người dân sở tại. Tuy nhiên, tâm lý “bài Trung” và kêu gọi tẩy chay các sản phẩm Trung Quốc đang bùng phát mạnh mẽ tại Ấn Độ có thể khiến những công việc trên gặp nhiều rủi ro.

Tuy nhiên, gGám đốc Blaise Fernandes của Gateway House cho rằng, các công ty công nghệ khác đang gấp rút vào cuộc để lấp đầy khoảng trống mà các nhà đầu tư Trung Quốc để lại. Ông cũng dự đoán rằng Ấn Độ sẽ không phải chịu những tác động kinh tế lâu dài.

“Bất chấp lệnh cấm các ứng dụng của Trung Quốc, ước tính 25 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được rót vào lĩnh vực kỹ thuật số của Ấn Độ. Vì vậy, không có chuyện nước này sẽ bị tụt hậu”, ông Fernandes khẳng định.

‘Chủ quyền’ trong không gian số

Dường như vẫn chưa có giải pháp nào đề cải thiện quan hệ giữa hai quốc gia đông dân nhất thế giới này. Theo Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar, có thể mất nhiều năm để các cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và Ấn Độ đạt được kết quả khả quan

Trả lời một tờ báo địa phương vào tuần trước, ông Jaishankar cho rằng, những tiến triển trong mối quan hệ với Trung Quốc đòi hỏi sự hòa bình và ổn định dọc theo biên giới chung. Nếu điều đó bị xáo trộn, thì mối quan hệ này không thể không bị ảnh hưởng.

Ấn Độ đang dần thoát khỏi tầm ảnh hưởng từ Trung Quốc. So với Trung Quốc, nước này ít nhất vẫn cởi mở hơn rất nhiều đối với các công ty công nghệ nước ngoài.

“Dù vẫn đang dè chừng với các công ty công nghệ của Trung Quốc, Ấn Độ vẫn sẽ cởi mở với phần còn lại của thế giới. Như đã nói, một lĩnh vực mà cả New Delhi lẫn Bắc Kinh đều phấn đấu là khẳng định vị thế của riêng mình trong công nghệ,” ông Jaishankar cho biết. "Đối với hai nước, kiểm soát công nghệ tương đương với khẳng định chủ quyền".

Việt Anh

Hình ảnh lễ hội băng tuyết muôn màu sắc ở Trung Quốc

Hình ảnh lễ hội băng tuyết muôn màu sắc ở Trung Quốc

Giới chức Cáp Nhĩ Tân thuộc tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc đang hối hả chuẩn bị cho lễ hội băng tuyết sắp được tổ chức tại đây.

Tác Giả:World Cup
------------------------------------
Kèo Nhà Cái
Hình Ảnh
Tin HOT Nhà Cái