当前位置:首页 >World Cup >Jensen Huang: Thủ lĩnh gốc Á của hãng chip lớn nhất nước Mỹ_nữ chelsea

Jensen Huang: Thủ lĩnh gốc Á của hãng chip lớn nhất nước Mỹ_nữ chelsea

2025-01-26 01:55:05 [Nhà cái uy tín] 来源:Fabet

Tạp chí Fortune vinh danh Jensen Huang,ủlĩnhgốcÁcủahãngchiplớnnhấtnướcMỹnữ chelsea đồng sáng lập kiêm CEO Nvidia, là “Doanh nhân của năm” năm 2017. Dù không phải tên tuổi nổi tiếng như Jeff Bezos của Amazon, Elon Musk của Tesla, Tim Cook của Apple, người đàn ông Đài Loan này vẫn đánh bại tất cả để giành danh hiệu cao quý. Năm 2019, ông được Tạp chí Harvard Business Review xếp hạng nhất trong danh sách 100 CEO xuất sắc nhất thế giới trong nhiệm kỳ của họ.

Từ cậu bé Đài Loan nhập cư…

Hành trình phát triển và xây dựng Nvidia của ông Huang không hề dễ dàng do ông là người gốc Á nhập cư, ngày nào cũng trải qua “sốc văn hóa” tại một đất nước xa lạ. Ông Huang sinh năm 1963 tại Đài Loan. Trước khi đến Mỹ, ông chuyển tới Thái Lan theo bố mẹ.

Trả lời CNBC, ông Huang thừa nhận: “Tôi là sản phẩm của ước mơ và nguồn cảm hứng của cha mẹ”. Cuối những năm 1960, cha của ông Huang lần đầu tiên tới Mỹ trong một chuyến đào tạo nhân sự. Khi trở về, ông thề sẽ gửi hai con trai sang Mỹ. Những năm sau đó, mẹ của ông Huang dạy tiếng Anh cho con dù không hiểu một chữ nào. Mỗi ngày, bà sẽ chọn 10 từ bất kỳ trong từ điển và yêu cầu các con đánh vần, giải thích ý nghĩa. Bà cũng không biết con nói đúng hay sai. Dù vậy, “giấc mơ của cha và khao khát thành công của mẹ đã đưa chúng tôi tới đây. Tôi nợ họ rất nhiều”, ông Huang chia sẻ.

Năm 1973, hai anh em được gửi sang Mỹ để sống cùng họ hàng tại Kentucky. Khi ấy, ông Huang 9 tuổi, còn anh trai 10 tuổi. Họ dần dần nhận ra đây là nơi không dễ dàng gì, bọn trẻ ở trường đều có dao găm. Khi đánh nhau, chúng sẽ bị thương. Mỗi đứa trẻ ở đây đều được học miễn phí nhưng sẽ phải làm việc và nhiệm vụ của ông Huang là dọn nhà vệ sinh.

Ông Huang chứng minh bản thân hoàn toàn khác biệt. Năng khiếu thể thao giúp ông giành giải ba trong Giải vô địch tennis mở rộng Mỹ khi 15 tuổi. Ông tốt nghiệp Đại học bang Oregon năm 1984 với tấm bằng cử nhân Kỹ sư điện. Vài năm sau, ông hoàn thành chương trình Thạc sĩ tại Đại học Stanford.

Năm 1993, khi 29 tuổi, ông rời bỏ vị trí Giám đốc tại công ty chip LSI Logic để cùng hai người bạn – Chris Malachowsky và Curtis Priem – đồng sáng lập doanh nghiệp game Nvidia với số vốn vỏn vẹn 40.000 USD. Theo The Financial Times, nhiều người đã nghĩ ông Huang “bị điên”. Dù Tuy nhiên, sau gần 30 năm, ông đã chứng tỏ năng lực của mình và biến Nvidia thành công ty chip giá trị hơn cả Intel.

… đến thủ lĩnh nhìn xa trông rộng của Nvidia

Sự tập trung ban đầu vào video game giúp ích khá nhiều cho Nvidia trên con đường thống trị toàn cầu. Đột phá lớn nhất của ông Huang chính là ông nhận ra những con chip tạo ra thế giới game tưởng tượng có thể áp dụng vào nhiều mục đích khoa học hơn. Khi ấy, thị trường chưa được khai sinh song Nvidia tin tưởng ngành công nghiệp mới này cùng với đồ họa 3D phong phú và đẹp mắt sẽ trở thành một trong những thị trường công nghệ lớn nhất.

Năm 1999, Nvidia ra mắt thành công trên sàn chứng khoán Nasdaq, mở ra cột mốc mới. Cùng năm này, ông Huang dẫn dắt nỗ lực từ sản xuất card đồ họa PC sang bộ xử lý đồ họa (GPU), trước khi thực hiện bước nhảy vọt sang lập trình GPU cho các mục đích lớn hơn vào năm 2007. GeForce 256 được xem là GPU đầu tiên trên thế giới. Năm 2006, Nvidia giới thiệu CUDA, kiến trúc điện toán song song cho phép các nhà nghiên cứu thực hiện các phép toán phức tạp trên hàng ngàn GPU, đưa chip vượt ra khỏi lĩnh vực video game và giúp chúng tiếp cần tất cả mọi loại máy tính. Năm 2014, Nvidia định vị lại các con chip Tegra để dùng trên ô tô. Theo thời gian, những nỗ lực kể trên mở ra nhiều dòng doanh thu mới cho Nvidia như quốc phòng, năng lượng, tài chính, y tế, sản xuất và bảo mật. Chip của hãng trở thành động cơ chính để đào tạo mạng thần kinh của trí tuệ nhân tạo. Nvidia gọi GPU là “linh hồn” của máy tính, bên cạnh “bộ não” là bộ xử lý trung tâm (CPU). Cổ phiếu Nvidia tăng gấp 10 lần từ năm 2016 và năm 2020 chính thức vượt Intel về giá trị vốn hóa.

Thành công của Nvidia chính là nguồn gốc thú vị của hình xăm trên người CEO gốc Đài. Khoảng hơn thập kỷ trước, trong cuộc gặp mặt mỗi 6 tháng một lần với nhân viên, có người đã hỏi: “Chúng ta sẽ làm gì nếu cổ phiếu chạm mốc 100 USD”. Một người nói họ sẽ cạo đầu hoặc nhuộm tóc xanh… Người khác nói sẽ xỏ khuyên, còn ông Huang khẳng định sẽ xăm mình. Ông đã thực hiện lời hứa của mình với một hình xăm logo Nvidia và không quên nhận xét: “Đau lắm”!

Hầu như các CEO trong danh sách Fortune 500 không có hình xăm, ông Huang thì khác. Ông cũng là nhà sáng lập hiếm hoi còn dẫn dắt công ty sau gần 30 năm thành lập. Nhiều người trong ngành nhận xét ông là người có tầm nhìn xa trông rộng, dự đoán được thị trường điện toán mới ngay từ buổi đầu để củng cố địa vị công ty. Tầm nhìn của nhà lãnh đạo và hiệu suất của Nvidia giúp ông Huang trở thành “Doanh nhân của năm” năm 2017 do Fortune bình chọn.

“Jensen là một trong số ít cá nhân kết hợp tầm nhìn xuất sắc với sự tập trung cao độ trong thực hiện mục tiêu”, CEO Adobe Santanu Narayen nói về ông Huang. Trong khi đó, CEO MapD Todd Mostak xếp ông Jensen vào cùng nhóm lãnh đạo tài ba cùng với Jeff Bezos và Elon Musk.

Hiện nay, Nvidia chiếm khoảng 83% thị trường GPU toàn cầu, bất chấp sức ép từ các đối thủ lớn như Intel và AMD. Cùng với IBM, Microsoft, Intel, Apple và Google, Nvidia chính là một trong các công ty vĩ đại nhất mọi thời đại.

Rev Lebaredian, Phó Chủ tịch Công nghệ giả lập Nvidia, cho biết 10 năm trước, thế giới không nhận ra điều họ đang xây dựng. Những gì họ đang làm là nền tảng của loài người. Sống sót qua những năm hoài nghi như vậy, không thể thiếu vắng ông Huang, người lãnh đạo có niềm tin sâu sắc vào tiềm năng của công nghệ đồ họa và năng lực tư duy trước 10 năm.

Dù ông Huang nói bản thân không dự đoán được xe tự lái sẽ tiến triển ra sao hay khi nào trí tuệ nhân tạo xuất hiện, ông đặt niềm tin mãnh liệt vào sự ưu việt của điện toán đồ họa. Vì vậy, ông đầu tư để bảo đảm công ty của mình sẵn sàng chớp lấy cơ hội khi thị trường công nghệ chuyển hướng. “Tôi kể một câu chuyện trong 15 năm. Tôi hiếm khi thay đổi nó”, ông nói.

Tháng 8 này, ông Jensen Huang tiếp tục nhận một giải cao quý khác là Giải thưởng Robert N. Noyce của Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn (SIA). Theo SIA, “tầm nhìn phi thường và khả năng điều hành không mệt mỏi” của ông Huang đã củng cố sức mạnh ngành bán dẫn, tạo ra cuộc cách mạng điện toán và thúc đẩy tiến bộ của trí tuệ nhân tạo. “Những thành tựu của ông Jensen thúc đẩy vô số đổi mới – từ game đến điện toán khoa học và xe hơi lái. Ông ấy sẽ tiếp tục cải tiến các công nghệ để thay đổi ngành công nghiệp và thế giới”.

Du Lam

Lo ngại ‘chảy máu’ nhân tài, hãng chip Mỹ rút người khỏi Trung Quốc

Lo ngại ‘chảy máu’ nhân tài, hãng chip Mỹ rút người khỏi Trung Quốc

Micron cho biết sẽ đóng cửa trung tâm thiết kế tại Trung Quốc và điều chuyển nhân sự cốt cán sang Mỹ hoặc Ấn Độ.

(责任编辑:La liga)

    推荐文章
    热点阅读