“Yêu thì khó mà tỉnh,ạcsĩQuốcTrungviếtthưchocontraiHãyyêunhiềunhấtcóthểcúp hy lạp tỉnh thì khó mà yêu” – nhạc sĩ Quốc Trung vừa có những chia sẻ đầy tình cảm gửi tới con trai Đăng Quang.
Nguyên văn bức thư này như sau:
Cha và con
“Thư cho con trai
Hãy tin tưởng và đừng băn khoăn vào sự lựa chọn của mình, cũng đừng bao giờ nghĩ nó sang hay danh giá hơn vì lựa chọn là quyền riêng tư của mỗi người. Điều con cần biết là sự lựa chọn của mình chắc chắn không dễ dàng và thuận lợi hơn của người khác. Thường thì nó vất vả hơn rất nhiều.
Từ kinh nghiệm của bố, mọi thuận lợi từ sự nổi tiếng hay địa vị của bố mẹ sẽ không nhiều mà ngược lại nó là một áp lực. Hãy tập quen với áp lực đó và cách tốt nhất để vượt qua nó là không chấp nhận bất cứ sự “ưu ái” nào từ ai. Điều quan trọng nhất trong đời sống là phải giữ được sự tự trọng.
Nhạc sĩ Quốc Trung từng trả lời phỏng vấn rằng "Quyền quyết định, thích hay không thích là của con, còn việc của các ông bố bà mẹ là trang bị kiến thức, kinh nghiệm, giúp con thấy lựa chọn đó có tính hai mặt như thế nào, sẽ đi đến đâu và có thể mang lại những gì, khó khăn ra sao… Nhưng dù là lựa chọn nào đi nữa thì cũng phải cùng xác định ngay từ đầu rằng, chả có gì trên đời này là được sung sướng trọn vẹn cả…"
Mới đây con đã được biểu diễn với dàn nhạc, điều đó chỉ mang lại kinh nghiệm hoà tấu cho con chứ không nên cộng nó vào profile của mình. Hãy nói những lời cảm ơn tới ông chi huy và các nhạc công. Đừng mang quà đến gặp ông giám đốc bởi phải luôn tin là mình hoàn toàn xứng đáng có mặt trong concert đó.
Hãy làm việc và chiến đấu hết mình cho những tấm huy chương vì con cần nó trong hồ sơ và bố thì khó mà trả full học phí. Tuyệt đối đừng nghĩ đến Huân Chương vì chẳng còn giá trị gì khi mà bản thân hay gia đình phải viết đơn xin nó. Theo thống kê của internet thì sự lấp lánh và trong sáng của các tấm huy chương tỷ lệ nghịch với thời gian và tuổi tác. Người ta thường tặng huân chương khi mà người cho chẳng còn năng lực gì để ban phát hay kìm hãm còn người nhận thì cũng hết thời để vượt lên trên kẻ tặng
Người Việt thích đông và hoành tráng nhưng đời pianist thường là solo. Cảm xúc mang lại cho người nghe của dàn nhạc giao hương hay 1 cây đàn là ngang nhau. Nhiều hay ít phụ thuộc vào tài năng ,lao động nghệ thuật và sự đoàn kết. Điều này nghệ sĩ solo có lợi hơn vì con chỉ cần thống nhất được 10 ngón tay của mình thôi.
..."Nó là lựa chọn của con, và tôi hoàn toàn tôn trọng. Tất nhiên trước đó cũng có bàn qua với nhau một chút, bằng việc đưa ra ít nhất một vài lựa chọn khác, và phân tích cho con rõ cái mất, cái được của từng lựa chọn"...
Thầy giáo của bố ngày xưa thường xuất thân và có đời sống khá là sang chảnh, quý tộc và họ thường không dính đến ầm ĩ xã hội mà ngày nay gọi là showbiz. Thời nay các nhạc công cổ điển uống rượu và chơi bài hơn cả rocker, và hàng tối họ phải đi làm tại các quán hay khách sạn. Thể loại nào cũng giống nhau, sang hay không là ở con người. Cũng đừng nghĩ có tiền là sang được nhé.
Con cần có bạn, không nhiều nhưng phải có bạn thân. Có thể không thân suốt đời thì cùng nhau trải nghiệm nhưng thời đẹp đẽ của mình. Nó là những câu chuyện bất tận mà sau này làm động lực cho các cuộc tụ họp hay re-union hết lớp nọ đến trường kia nhất là từ khi có facebook làm công cụ kết nối và share ảnh. Bạn không phải để nhờ vả mà là chia sẻ. Tặng quà cho bạn vui nhiều hơn là mượn tiền của nó dù điều đó khó tránh khỏi thời sinh viên khi mà tiền ít mà cuộc vui thì nhiều.
Hãy cố gắng yêu nhiều nhất có thể vì nó có lợi cho sức khoẻ. Yêu nhiều không có nghĩa là lăng nhăng. Chia tay ngay khi tình yêu ngả màu chứ đừng để nó bốc mùi. Chia tay là điều bình thường, bình thường hơn cả việc con gặp được ai đó nên đừng bao giờ nghĩ nó là thảm hoạ cho bản thân hoặc bạn tình của mình vì đứa sau thường luôn hay hơn đứa trước (điều này không áp dụng vào hôn nhân). Bác Mai bạn bố yêu nhiều vô kể và lần nào cũng như lần đầu, bố thấy bác là người đàn bà tuyệt vời và rất hạnh phúc.
..."Dạy con, tôi chỉ mong nó sống sao cho thật, nên thường cũng hay hạn chế việc nói hay làm cái gì đó quá lên theo kiểu “mị dân”, mà vô hình trung gây sức ép cho đứa trẻ"…
Người biết yêu là người biết dành thời gian cho người khác và việc khác bởi vậy đừng sợ yêu làm ảnh hưởng đến sự nghiệp. Đến vận động viên còn tranh thủ yêu ngay trong làng Olympic và trước khi thi đấu mà nhất là chơi đàn không đòi hỏi nhiều sức lực bằng thể thao. Yêu thì khó mà tỉnh, tỉnh thì khó mà yêu. Quan trọng là tỉnh dậy đúng thời gian biểu hoặc khi có chuông báo động. Yêu một cách văn hoá chứ đừng yêu thông minh.
Cuối cùng, hãy yêu mẹ của con nhiều như đã và đang yêu và không cần thần tượng ông bố của con. Nhưng nên lắng nghe lời của ông ý nhiều hơn trước, không phải vì ông ý thông minh tài giỏi mà vì ông ý đã từng là chàng trai nhút nhát, kín đáo như con, và ít nhất ông ý hơn mẹ con ở điểm là biết tỉnh táo và công bằng với bản thân. Thói quen lắng nghe suy nghĩ sẽ làm con học thêm được rất nhiều điều.