Trong đó,ứctranhhạtầngngàycànghoànthiệncủtỷ số bóng đá đức hôm nay nâng cao khả năng kết nối vùng, hoàn thiện và nâng cấp loạt công trình giao thông trọng điểm được xem là yếu tố then chốt mà Bình Thuận tập trung thực hiện.
Đẩy mạng kết nối vùng, phát triển hạ tầng giao thông
Dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây dài 99km, quy mô 6 làn xe đã được khởi công ngày 30/9. Dự án có vốn đầu tư hơn 12.500 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2022. Đây là tuyến đường quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Bình Thuận và các vùng lân cận. Khi hoàn thành, tuyến cao tốc này sẽ giúp rút ngắn khoảng cách và thời gian di chuyển từ TP.HCM đến trung tâm du lịch Phan Thiết.
Bình Thuận đang tập trung đẩy mạnh hạ tầng đồng bộ với loạt dự án |
Bình Thuận cũng đồng thời nâng cấp mở rộng quốc lộ 55, đây là một phần nằm trong kế hoạch xây dựng hai trục đường nối từ cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết xuống quốc lộ 1A, từ đó đi tiếp qua khu vực huyện Hàm Tân thẳng đến La Gi. Trong tương lai nhờ vào tuyến đường này, thời gian di chuyển TP.HCM - La Gi chỉ còn khoảng 1,5 giờ, từ sân bay Phan Thiết hoặc sân bay Long Thành đến La Gi chỉ còn 1 giờ.
Song song đó, tỉnh đồng thời cũng lập kế hoạch đầu tư tuyến đường Nguyễn Minh Châu nối dài qua Hàm Tân, Hàm Thuận Nam để kết nối đường ven biển thị xã với quốc lộ 55, cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết. Đồng thời, đề nghị các ngành sớm hoàn thiện các đoạn kè chống sạt lở sông Dinh, lập dự án đầu tư kè và đường 2 bên bờ sông Dinh.
Mặt bằng nơi xây dựng sân bay Phan Thiết |
Bên cạnh đường bộ, đường hàng không cũng đón nhận loạt thông tin tích cực. Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo kế hoạch sẽ khởi công phần móng vào tháng 2.2022, các khu vực còn lại khởi công trong quý 1/2022. Dự kiến, sân bay Long Thành giai đoạn 1 sẽ hoàn thành xây dựng vào năm 2025. Trước đó, sân bay Phan Thiết đã khởi công vào tháng 4.2021 cũng đang được đẩy nhanh tiến độ thi công với tổng vốn đầu tư hơn 10.000 tỷ và dự kiến hoàn thành vào năm 2022.
Thị trường bất động sản sôi động đón sóng hạ tầng
Thực tế cho thấy, hiện nay, TP.HCM đang chịu áp lực lớn với lượng dân cư đông đúc, tình trạng mất cân bằng dân số, hạ tầng các khu công nghiệp, khu sản xuất bị quá tải, giao thông thường xuyên ùn tắc và các vấn đề ô nhiễm môi trường… Vì vậy, việc phát triển các thành phố, các khu đô thi vệ tinh để kéo giãn dân về vùng ven giúp giảm tải cho khu vực trung tâm là giải pháp cấp bách và mang tính chiến lược.
Mới đây tại hội thảo do Bộ Xây dựng phối hợp với diễn đàn đô thị Việt Nam, Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam, Hiệp hội Các đô thị Việt Nam tổ chức, với sự tham gia của đại diện các bộ, ngành trung ương - KTS Trần Ngọc Chính cho rằng để tăng “sức đề kháng” cho hệ thống đô thị, các đô thị nhỏ, phi tập trung, mật độ dân cư thấp, cần xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phát triển theo hướng văn minh, hiện đại... Đối với các thành phố lớn như TP.HCM, cần nhanh chóng thúc đẩy các khu đô thị vệ tinh, nơi có điều kiện phát triển mới theo hướng xanh hơn, bền vững hơn, mang lại nhiều giá trị sống tốt hơn cho con người và tạo cơ hội giãn dân ra khỏi khu vực nội đô.
Việc phát triển hạ tầng rút ngắn thời gian di chuyển, thúc đẩy sự phát triển bất động sản ở các tỉnh vùng ven như Bình Dương, Đồng Nai hay Bình Thuận là điều hết sức cần thiết. Trên thực tế, thời gian gần đây đã có không ít các nhà phát triển bất động sản đầu tư và phát triển các dự án khu dân cư, phức hợp đô thị tại Bình Thuận, có thể kể đến như Phức hợp Đô thị Thương mại - Dịch vụ & Du lịch biển Lagi New City quy mô lên đến 43,4ha.
Khảo sát trên trang Batdongsan.com.vn ghi nhận, giá đất nền một số dự án ven biển tại La Gi dao động 30 - 45 triệu đồng/m². Mức giá này được đánh giá khá mềm chỉ bằng 1/4 mặt bằng giá tại Phan Thiết, Mũi Né và thấp hơn rất nhiều các thành phố biển khác. Do đó, đây được xem là cơ hội đầu tư hiếm có cho đông đảo nhà đầu tư khi La Gi đang nhanh chóng hoàn thiện các mục tiêu lên thành phố vào năm 2025.
Lệ Thanh
(责任编辑:Cúp C1)