Chúng ta đã chứng kiến những thay đổi lớn trong 10 năm qua về công nghệ,ướngcôngnghệquantrọngtrongnămvàthậpkỷmớmelbourne city đấu với central coast tốc độ đổi mới và tương tác xã hội trực tuyến, phần lớn được thúc đẩy bởi công nghệ di động. Từ việc sử dụng rộng rãi điện thoại thông minh cho đến bùng nổ các thiết bị được hỗ trợ bởi internet vạn vật kết nối (IoT), sự phổ biến của các ứng dụng di động, sự chấp nhận nhanh chóng các dịch vụ dựa trên đám mây và đón nhận dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động, tốc độ thay đổi đã tăng theo cấp số nhân.
Và tất cả sự thay đổi đó chỉ là bề nổi khi chúng ta xem xét nền kinh tế của các quốc gia đang phát triển đã được nâng lên nhờ sự ra đời và sử dụng điện thoại di động. Điện thoại thông minh đã làm thay đổi hoàn toàn cách chúng ta sống, làm việc và vui chơi.
Ảnh minh họa: Internet |
Dưới đây là những dự đoán về xu hướng công nghệ quan trọng trong năm 2020 và trong thập kỷ mới:
Dự đoán 1: Áp lực của dòng tiền đầu tư vào mạng 5G đẩy nhanh cải tiến dịch vụ trong các lĩnh vực mới
Khi mạng 5G bước vào giai đoạn tăng trưởng, các nhà mạng toàn cầu sẽ theo đuổi các khách hàng muốn ứng dụng sớm. Theo dự báo của Hiệp hội các nhà cung cấp di động toàn cầu (GSMA), tổng đầu tư vào mạng 5G của nhà mạng tòan cầu dự kiến sẽ đạt 1 nghìn tỷ USD, áp lực về lợi nhuận thu được so với khoản chi phí bỏ ra (ROI: Return On Investment) sẽ thúc đẩy họ nắm lấy các cơ hội tạo ra các dịch vụ sáng tạo và nguồn thu mới.
Chúng ta đã thấy điều này diễn ra với nhiều nhà mạng, họ đang có những bước đi quan trọng, từ việc tham gia vào nội dung, truyền thông, kinh doanh và quảng cáo trực tuyến đến triển khai các dịch vụ nhắn tin tiên tiến trên điện thoại (RCS: Rich Communications Services) hoặc cung cấp IoT cho doanh nghiệp và các dịch vụ kỹ thuật số và đám mây khác. Tốc độ dịch chuyển sang các thị trường và lĩnh vực khác sẽ tiếp tục tăng khi các nhà mạng tìm kiếm lợi nhuận từ 5G khi chúng ta bước vào nửa đầu thập kỷ này.
Dự đoán 2: Các dịch vụ đám mây sẽ tiếp tục phát triển
Ngày nay, phần lớn người dùng cho rằng nội dung cá nhân lưu trữ trên thiết bị di động còn có giá trị hơn bản thân thiết bị. Do đó, việc trả một khoản phí nhỏ hàng tháng để biết rằng dữ liệu của mình được an toàn sẽ trở thành tiêu chuẩn thông thường. Apple và Google đã tận dụng điều này và cả hai đều hưởng lợi từ việc lưu trữ dữ liệu cá nhân đang mở rộng nhanh chóng với số lượng khách hàng ngày càng tăng.
Khi chúng ta bước sang thập niên 2020 và số lượng ứng dụng mà người tiêu dùng sử dụng tăng lên, bao gồm cả những ứng dụng cho âm nhạc và chơi game trên thiết bị di động, ngày càng nhiều nhà mạng sẽ nhận ra lợi ích đáng kể của việc cung cấp dịch vụ đám mây cá nhân mang thương hiệu của riêng họ.
Khả năng cải thiện trải nghiệm của khách hàng thông qua bảo mật nội dung và chia sẻ thông qua các dịch vụ hướng đến cá nhân hoặc gia đình song song với khả năng sao lưu và khôi phục chức năng qua đám mây sẽ giúp nhà mạng tăng doanh thu theo cấp số nhân.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
Vụ 21 VĐV chạy tử nạn: Cuộc thi chạy thành chạy đua giành giật sự sống
Những người trẻ gây 'bão' cộng đồng mạng 2013
8 điểm chung của những người thành công trên thế giới
Sinh viên chuộng ‘số hóa’ giảng đường
Thuê bao MobiFone nhận quà 450.000 đồng từ ứng dụng MyPoint
Giáo dục sau 2015: Đa dạng sách giáo khoa
Sao Hàn ngày 29/2: Super Junior trở lại Việt Nam vào tháng 3 tới
Kẻ ngáo đá xách dao chém chết 2 người
Doanh nghiệp Việt đón đầu công nghệ xe tự lái
Thiều Bảo Trâm chia tay bạn trai kém tuổi, gây tranh cãi ở "Chị đẹp"
Apple có thể ra mắt xe điện vào năm 2025