Ngày 20/5,ỏthitiếngAnhvàolớpởĐàNẵngĐiểmTOEFLquyđổiquáthấbảng xếp hạng serie a của ý bà Nguyễn Thị Nguyên, Phụ trách truyền thông, Tổ chức Giáo dục IIG Việt Nam lên tiếng về việc Đà Nẵng bỏ môn thi Tiếng Anh vào lớp 10.
Theo Sở GD-ĐT Đà Nẵng, lý do bỏ thi môn này là do có tình trạng học yếu kém, trung bình vẫn đạt chứng chỉ quốc tế, dẫn đến việc có nhiều thí sinh thuộc diện không phải thi mà có điểm quy đổi được 9, 10 điểm.
Về phía Tổ chức Giáo dục IIG Việt Nam, bà Nguyễn Thị Nguyên khẳng định: “Chúng tôi không tổ chức đào tạo tại Đà Nẵng và không cam kết kết quả thi và điểm số cho học sinh với bất kỳ giáo viên hay trung tâm ngoại ngữ nào”.
Phụ huynh Đà Nẵng chờ con thi vào lớp 10 |
Theo bà Nguyên, bài thi TOEFL Junior và TOEFL ITP là bài thi đánh giá năng lực tiếng Anh nên có thang điểm từ thấp đến cao. Mọi thí sinh dự thi đều có phiếu điểm phản ánh năng lực của thí sinh thể hiện qua bài thi. Việc đánh giá đạt hay không đạt, quy đổi sang thang điểm 10 như thế nào phụ thuộc vào chuẩn do đơn vị sử dụng kết quả đưa ra. Trong trường hợp này là do Sở GD- ĐT Đà Nẵng quy định.
“Nguyên nhân của vấn đề quy đổi từ kết quả thi chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế sang thang điểm 10 chưa hợp lý là do mức điểm bài thi Quốc tế mà Sở GD- ĐT Đà Nẵng chọn cho học sinh miễn thi và quy đổi đạt 9 điểm là quá thấp. Trong khi Sở GD- ĐT Đà Nẵng dự định sử dụng quy đổi bài thi Quốc tế để miễn thi ngoại ngữ cho học sinh giỏi Tiếng Anh thì mức điểm được Sở lựa chọn để quy đổi đạt điểm 9 trong bài thi TOEFL Junior và TOEFL ITP là mức điểm mà học sinh học trung bình cũng có thể đạt được. Vì vậy việc áp dụng thang điểm quy đổi không hợp lý đã dẫn đến những bất hợp lý trên thực tế” - bà Nguyên nói.
Đại diện đơn vị này cũng thông tin đầu năm học 2018 đã có công văn đóng góp ý kiến về việc thực hiện chủ trương miễn thi môn ngoại ngữ tại kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT và công nhận điểm 10 đối với HS đạt chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế của Đà Nẵng.
Theo góp ý, thì Sở GD-ĐT Đà Nẵng chỉ nên để một mức miễn thi là 10 điểm giống như cách Bộ GD- ĐT quy định miễn thi đối với tốt nghiệp THPT từ nhiều năm nay.
Hai là các mức điểm tối thiểu bài thi tiếng Anh quốc tế để được công nhận điểm 10 và miễn thi môn ngoại ngữ cho học sinh tại kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, cụ thể điểm TOEFL Junior 670 điểm và TOEFL ITP là 400 điểm, TOEFL iBT là 31 điểm, IELTS là 4 điểm.
“Khi Sở GD-ĐT ban hành có hai mức miễn thi thêm mức miễn thi điểm 9, phía IIG cũng đã kiến nghị với Sở GD-ĐT Đà Nẵng về mức điểm quy đổi để miễn thi điểm 9 các bài thi Tiếng Anh quốc tế chưa phù hợp, học sinh trình độ trung bình trải qua 4 năm học Tiếng Anh ở nhà trường đều có thể đạt được và cảnh báo trước việc này sẽ gây ra sự mất công bằng trong thi cử” - bà Nguyên khẳng định.
Cũng theo bà Nguyên, trên thực tế, nếu tính theo mức chuẩn IIG đã kiến nghị với Sở GD- ĐT Đà Nẵng thì với hai bài thi TOEFL Junior và TOEFL ITP, tổng số học sinh nộp phiếu điểm đáng lẽ bị loại sẽ là 671 em (chiếm tới gần 40%) so với chuẩn của Sở đã áp dụng.
Riêng trường THCS Lê Anh Xuân được đề cập trong các thông tin được đăng tải trên báo chí , số trường hợp đáng lẽ bị loại là 61/68 em (loại đi 89,7%) so với chuẩn mà Sở đã đưa ra.
Các bài thi TOEFL chỉ là một trong những bài thi được Sở GD- ĐT Đà Nẵng lựa chọn. Ngoài TOEFL còn có các bài thi khác: PET, KET, FCE của Cambridge hay IELTS của IDP, Hội đồng Anh (British Council), việc lựa chọn bài thi nào để được tính điểm quy đổi môn tiếng Anh là do học sinh tự quyết định.
Trước đó, như Vietnamnet đã đưa tin, ngày 27/12/2018, Sở GD-ĐT Đà Nẵng đã ban hành quyết định số 2377 “về việc ban hành quy định tuyển sinh lớp 1, lớp 6 và lớp 10 năm học 2019-2020” và quyết định số 2378 “về việc ban hành quy định tuyển sinh lớp 10 Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn năm học 2019-2020”.
Qua triển khai, công tác tuyển sinh và rà soát quy trình ban hành các văn bản theo quy định của Bộ GD-ĐT, Sở này nhận thấy việc ban hành Quyết định số 2377 có một số vấn đề vướng mắc, chưa phù hợp, chưa đầy đủ theo chỉ đạo của UBND TP về việc hoàn chỉnh quy định tuyển sinh.
Cụ thể là Học sinh THCS có một trong các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế (hệ số 1) và được quy đổi thành điểm 9 hoặc 10; Điểm ưu đãi đối với học sinh đăng ký nguyện vọng 1 dự tuyển vào các trường THPT theo đúng địa bàn đang học THCS.
Đơn vị này nhận được nhiều ý kiến chưa đồng tình với cách quy đổi điểm và cộng điểm như trên.
Sở đã báo cáo với UBND TP Đà Nẵng, sau đó lãnh đạo UBND TP có công văn mới thay đổi quy chế thi, bỏ môn thi ngoại ngữ. Việc thay đổi này chỉ diễn ra 15 ngày trước kỳ thi.
Ông Mai Tấn Linh, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng cho biết, đã có nhiều giáo viên và phụ huynh phản ánh tình trạng việc cấp chứng chỉ ở các trung tâm cho các em rất dễ dàng, không đáng tin cậy. Qua kiểm tra, có trung tâm chỉ cần dạy 3 ngày là có chứng chỉ quốc tế. Thậm chí, học sinh thi lấy chứng chỉ quá đông, trung tâm này còn mượn trường THCS để tổ chức thi và không có các thiết bị nghe, nhìn…, không đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế.
Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng sẽ đề xuất kiểm tra những trung tâm đào tạo chứng chỉ quốc tế.
Lê Huyền
Lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng và Sở GD-ĐT cho biết sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra các trung tâm đào tạo chứng chỉ ngoại ngữ sau kỳ thi tuyển sinh lớp 10.