Nhà nghiên cứu người Mỹ Dan Buettner đã dành nhiều thập kỷ để khám phá bí quyết sống lành mạnh của những người sống lâunhất thế giới. Ông đã viết sách và nhiều bài báo chia sẻ ghi nhận của mình và đưa ra bằng chứng rằng bí quyết kéo dài tuổi thọ là chế độ ăn uống lành mạnh. Đảo Sardinia ở Italy và Okinawa ở Nhật Bản là những khu vực địa lý có số lượng người sống trên trăm tuổi cao hơn hẳn các vùng khác trên thế giới.
Vì vậy,ềumộtítgiúpđảotrườngthọcósốngườisốnglâuvượttrộxem kết quả ngoại hạng anh một số người tin rằng chìa khóa để có cuộc sống lâu dài, không bệnh tật là học tập cách ăn uống và hoạt động của người dân trong khu vực. Hàng trăm cuốn sách, phim tài liệu đã góp phần đưa tư tưởng này bùng nổ trong 20 năm qua.
Một số chuyên gia đặt câu hỏi về lý thuyết trên, cho rằng Buettner không có kiến thức nền tảng về y tế. Tuy nhiên, điều không thể nghi ngờ là người dân ở những nơi như Sardinia và Okinawa có xu hướng ăn uống hơi khác một chút...
Đậu
Theo The Sun, các loại đậu đều dễ nấu và có giá thành rẻ. Hơn nữa, đậu còn cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu, chứa nhiều chất xơ và protein. Buettner nói với podcast Khoa học và Dinh dưỡngcủa ZOE: “Nền tảng của mọi chế độ ăn kéo dài tuổi thọ trên thế giới là đậu. Ăn khoảng 60g đậu mỗi ngày có thể giúp bạn kéo dài tuổi thọ thêm khoảng 4 năm so với các nguồn protein kém lành mạnh hơn”.
Nhà nghiên cứu đánh giá thực phẩm thực sự giúp con người sống lâu và khỏe mạnh là “thực phẩm nông dân” - những thứ giá rẻ mà mọi người đều có thể mua được.
Giáo sư Tim Spector, chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng, giải thích đậu có thể cải thiện sức khỏe đường ruột của chúng ta và từ đó tăng cường hệ miễn dịch.
Thực phẩm giàu chất xơ nuôi dưỡng các lợi khuẩn trong ruột của chúng ta và polyphenol - hợp chất thực vật có đặc tính chống oxy hóa cũng vậy. Giáo sư Spector cho biết: “Hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ sửa chữa các tế bào, góp phần giúp bạn sống lâu khỏe mạnh”.
Thực phẩm lên men
Giáo sư Spector giải thích rằng nhiều quốc gia Địa Trung Hải, bao gồm cả những nơi trường thọ, ăn nhiều phô mai dê, sữa chua và các loại thực phẩm lên men từ sữa khác. Ông Buettner giải thích: "Cho đến khoảng năm 1960, người dân ở Sardinia chủ yếu ăn bánh mì kèm phô mai".
Tương tự ở Nhật Bản, các sản phẩm lên men từ đậu nành như tương nén, nước tương và miso cũng rất phổ biến.
Thực phẩm lên men có thể cải thiện tiêu hóa và giảm nguy cơ mắc một số bệnh, chẳng hạn như bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Sĩ, các sản phẩm từ sữa lên men như sữa chua và kefir có thể cung cấp các chủng vi khuẩn tốt cho đường ruột.
Ít thịt
Chuyên gia Buettner cho biết trong lịch sử, những người sống ở vùng trường thọ chỉ ăn thịt khoảng 5 lần một tháng. Ông giải thích các cuộc khảo sát trong hơn 100 năm qua cho thấy người dân ở những khu vực này không ăn nhiều thịt.
Khoảng 90% thực phẩm được sử dụng phổ biến có nguồn gốc từ thực vật.
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, mặc dù thịt là nguồn cung cấp protein tốt nhưng ăn quá nhiều thịt đỏ có thể làm tăng cholesterol, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành.
Ngoài ra, bạn có thể nhận được tất cả lượng protein cần thiết từ các nguồn thực vật như đậu.
Giáo sư Spector cũng lập luận rằng ăn thịt sẽ chiếm “chỗ trống trên đĩa của bạn”, để lại ít không gian hơn cho các loại rau.