您现在的位置是:Thể thao >>正文

Chân dung Lei Jun_kết quả giải bundesliga

Thể thao1523人已围观

简介Có rất nhiều CEO người Mỹ không đủ tự tin để so sánh họ với huyền thoại công nghệ Steve Jobs và Appl ...

Có rất nhiều CEO người Mỹ không đủ tự tin để so sánh họ với huyền thoại công nghệ Steve Jobs và Apple. Nhưng ở Trung Quốc tồn tại một người đàn ông hoàn toàn xứng đáng với danh xưng "Steve Jobs của Trung Quốc" đó chính là Lei Jun - nhà sáng lập,kết quả giải bundesliga CEO Xiaomi.

Mỗi năm cứ vào dịp công ty ra mắt sản phẩm mới, Lei Jun lại xuất hiện trên sân khấu với quần jean, mang giày thể thao và áo phông đen khiến nhiều người liên tưởng tới hình ảnh của cố CEO Apple Steve Jobs.

Trên sân khấu, Lei nói về từng chi tiết một của sản phẩm. Và chỉ khi đám đông tụ tập nghĩ rằng màn trình bày của ông đã kết thúc thì cụm từ "One more thing" (tạm dịch: còn một điều nữa) màu trắng lại nổi lên trên phông nền màu đen. Jobs từng dùng cụm từ và thủ thuật như thế để tạo sự phấn khích và ngạc nhiên cho đám đông.

Cũng giống như những gì Steve Jobs làm được cho nước Mỹ, Lei Jun đã góp công lớn đưa thương hiệu điện thoại Trung Quốc lên tầm cỡ thế giới. Công ty có trụ sở tại Bắc Kinh chuyên bán điện thoại chạy hệ điều hành Android, sử dụng bộ vi xử lý của Qualcomm với mức giá chỉ bằng một nửa so với sản phẩm tương tự của Apple. Chiến lược cung cấp sản phẩm có vẻ ngoài "bóng bẩy", chức năng tốt với giá bèo của Xiaomi đã hoàn toàn thu hút được người tiêu dùng Trung Quốc: Khi những chiếc điện thoại Xiaomi đầu tiên được bán vào năm 2011, công ty đã nhận được hơn 300.000 đơn đặt hàng trước chỉ trong 34 giờ. Chưa đầy 1 năm sau khi ra mắt công ty đã bán được hơn 3 triệu chiếc MI-Ones.

Lei Jun hiện 48 tuổi. Ông sinh ra ở Xiantao - một thành phố nhỏ thuộc Tỉnh Hồ Bắc - nơi được biết đến là quê hương của những vận động viên Olympic nổi tiếng hơn là doanh nhân tài giỏi. Lei Jun theo học tại Đại học Vũ Hán chuyên ngành Khoa học máy tính.

Trong một bài phỏng vấn với tờ New York Timesvào năm 2013, Lei Jun có chia sẻ về "Fire In The Valley"- cuốn sách nói về những ngày đầu của ngành công nghiệp máy tính đã truyền cảm hứng cho ông theo đuổi sự nghiệp giống Steve Jobs.

"Tôi đã rất phấn khích sau khi đọc cuốn sách này, tôi bắt đầu suy nghĩ rất nhiều. Sau đó, tôi đã đến sân trường Đại học Vũ Hán và đi bộ quanh đó trong nhiều ngày. Bằng cách nào tôi có thể tạo ra một con đường đời khác với mọi người. Tôi không muốn một cuộc sống kiểu ngày ngày lặp đi lặp lại. Tôi muốn một cái gì đó khác biệt. Liệu tôi có thể tạo ra một điều gì đó ở Trung Quốc giống như Steve Jobs? Tôi nghĩ một cuộc đời chỉ được xem là hoàn thành bằng việc mở ra một công ty tầm cỡ thế giới. Khi có ước mơ này, tôi đặt ra mục tiêu. Tôi phải hoàn thành tất cả các khóa học trước năm 27 tuổi và tôi chỉ mất 2 năm để hoàn thành nó bằng việc đứng thứ 6 trên 100".

Sau khi ra trường sớm hơn dự định, Lei Jun khởi đầu sự nghiệp tại công ty phần mềm Kingsoft. Nhờ làm việc chăm chỉ và có kỹ năng marketing nhạy bén, Lei đã nhanh chóng được bổ nhiệm vào vị trí CEO công ty sau 5 năm làm việc. Đó là quãng thời gian đầy sóng gió nhưng vào năm 2007, sau 4 lần không thành, cuối cùng công ty đã niêm yết thành công trên sàn chứng khoán Hồng Kông. Nhưng đúng lúc đó, Lei lại nghỉ việc, với lý do "cảm thấy quá mệt mỏi".

Sau đó, Lei Jun cũng tham gia vào nhiều thương vụ đầu tư gồm nền tảng bán lẻ trực tuyến Joyo.com sau này được bán cho Amazon vào năm 2004 với giá 75 triệu USD. Ông cũng đầu tư vào cả UC Web - được Alibaba mua lại vào năm 2014 và YY.com - một ứng dụng video thực tế.

Một trong những nhà đầu tư đầu tiên mà Lei tham khảo ý kiến khi tính đến việc nhảy vào lĩnh vực điện thoại di động là Richard Liu, Giám đốc Điều hành hãng đầu tư mạo hiểm Morningside Group. "Anh đã rất thành công rồi. Có cần phải nhảy vào thương trường nữa hay không chứ?", Liu trả lời khi biết ý định của Lei.

Lei nói rằng ông muốn và để làm điều này, ông đã chiêu mộ một nhóm nhân tài. Trong số những người về với Lei lúc ban đầu có Lin Bin, từng phụ trách hoạt động của Google, Microsoft tại Trung Quốc.

Được biết, Lei và Lin Bin đã dành nhiều tháng suy tính về hoạt động kinh doanh trước khi đi đến quyết định thành lập Xiaomi. Cả hai đã thức rất nhiều đêm bên ấm trà hoa cúc để cùng bàn tính.

Họ nhận ra rằng, tại quê nhà dù có rất nhiều hãng điện thoại thông minh nhưng chưa có thương hiệu công nghệ bản địa nào có định hướng thật sự. Ngoài ra, hiểu được tâm lý muốn mua "hàng tốt với giá bèo" của người dân Trung Quốc, họ đã thành lập nên Xiaomi với chiến lược hết sức đặc biệt. Xiaomi sẽ không bỏ ra đồng nào vào hoạt động quảng cáo mà sẽ bán trực tiếp để không phải chia phần trăm hoa hồng cho các nhà bán lẻ. Xiaomi cũng sẽ dựa vào những người tiêu dùng trung thành để quảng bá sản phẩm trên các phương tiện truyền thông xã hội.

Ngay từ khi mới ra mắt, các mẫu điện thoại của Xiaomi dù được bán với giá rẻ hơn hàng trăm USD so với các mẫu mới nhất của Apple và Samsung, nhưng trên các con đường ở Bắc Kinh hoặc Thượng Hải, chúng lại là những món hàng lên cơn sốt.

Trong một đất nước mà hàng ngoại thường được xem là tinh vi hơn và có chất lượng tốt hơn hàng sản xuất trong nước, Xiaomi có lẽ là thương hiệu công nghệ nội địa đầu tiên được nhiều người Trung Quốc muốn có cho bằng được.

"Lei Jun đã làm được điều đó ở mức độ rất sâu. Ông là một trong những người đầu tiên nhận ra rằng người tiêu dùng Trung Quốc cần một thương hiệu để họ có thể tin tưởng", chuyên gia Phillip Lisio nhận định.

Dẫu vậy, con đường kinh doanh của Lei Jun không phải trải đầy hoa hồng. Giai đoạn 2015 - 2016 là thời kỳ đen tối nhất của Xiaomi. Tình hình kinh doanh sa sút đã đẩy công ty từ vị trí số 1 xuống vị trí thứ 5 trong danh sách những nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu Trung Quốc. Ở thời điểm đó, gần như chẳng có công ty nào trong lĩnh vực kinh doanh điện thoại thông minh toàn cầu có thể vực dậy sau khi sa sút nghiêm trọng như vậy.

Như hiện tại bằng những chiến lược bứt phá, Xiaomi lại được ca ngợi là "Phượng hoàng Trung Hoa". Lý do là bởi năm vừa qua, công ty này đã phát triển nhanh đến mức hãng nghiên cứu Strategy Analytics dự đoán rằng Xiaomi có thể vượt Oppo, Huawi và Apple trong năm tới để trở thành nhà cung cấp điện thoại thông minh lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Samsung. Một vài nguồn tin tiết lộ cho biết, các lãnh đạo công ty này đang cân nhắc tới việc IPO trong năm 2018 - thương vụ được kỳ vọng có thể đạt giá trị cao nhất trong lịch sử.

Giống như nhiều doanh nhân khác, Lei Jun thừa nhận Steve Jobs là người mà ông hết sức kính trọng và là nguồn cảm hứng cho sự nghiệp kinh doanh của ông. Tuy nhiên, Lei lại tỏ ra không thích thú gì với việc bị đem ra so sánh với Steve Jobs. Năm 2014, trong một lần trả lời phỏng vấn CNN, ông cho biết rất mệt mỏi với việc bị so sánh với Jobs.

"Báo chí trong nước nói tôi là ‘Steve Jobs của Trung Quốc'. Tôi xem đây là một lời khen ngợi, nhưng sự so sánh như thế tạo cho chúng tôi áp lực lớn. Xiaomi và Apple là hai công ty hoàn toàn khác nhau. Xiaomi dựa trên Internet. Chúng tôi không làm những thứ giống như Apple".

Phong cách thời trang khiến CEO Lei Jun hay bị nói là "sao chép" Steve Jobs

Ngoài ra, Lei Jun còn khẳng định, phong cách ăn mặc mà báo chí cho rằng "na ná" Steve Jobs của ông đơn giản chỉ là cách ông PR cho thương hiệu quần áo bán trên website thương mại điện tử của mình.

"Ban đầu tôi cực kỳ tức giận. Thật sự là rất khó chịu. Nhưng giờ tôi chẳng bận tâm tới những so sánh với vẩn đó nữa", Lei Jun chia sẻ.

Đỉnh điểm nhất, Lei Jun đã "gây hấn" với các fan của Apple với tuyên bố: "Nếu Jobs sống ở Trung Quốc, tôi nghĩ ông ấy sẽ chẳng thể nào thành công. Jobs là người luôn theo chủ nghĩa hoàn hảo trong khi đó văn hoá người Trung Quốc lại nhấn mạnh tới những thứ tầm trung mà thôi".

Dù thế nào đi nữa thì có một điều chắc chắc chắn là Lei Jun đang dẫn dắt Xiaomi rất thành công, thậm chí nhiều khả năng thành công vượt Apple, ít nhất là ở thị trường Trung Quốc. Tờ Analytics Strategy cho biết doanh thu của Xiaomi có thể lên đến 100 tỷ NDT (tương đương 17 tỷ USD) trong năm nay. Kế hoạch bành trướng tại thị trường Ấn Độ cũng đang diễn ra thuận lợi. Được biết công ty đã bán được 1 triệu chiếc điện thoại tại nước này chỉ trong 5 tháng đầu tiên.

Các nhà đầu tư mạo hiểm thì rất kỳ vọng vào thương vụ IPO của Xiaomi và cho rằng họ đang tiến tới ngôi vị 1 trong những công ty giá trị nhất hành tinh.

Dĩ nhiên vẫn còn quá sớm để kết luận liệu Xiaomi có thể đánh bại Apple, họ có thể tiếp tục thành công trong lâu dài được hay không. Tuy nhiên, Lei Jun nói rằng: "Ước mơ thì vẫn là một ước mơ. Ai biết ước mơ có thể thành hiện thực trong tương lai phải không? Chúng tôi sẽ lên kế hoạch mọi thứ trong 5 năm tới và đảm bảo sẽ nỗ lực hết mình để biến nó thành hiện thực".

Theo Trí Thức Trẻ

Tags:

相关文章



友情链接