Thống kê của Bộ Tư pháp được cập nhật tại báo cáo chuyển đổi số quốc gia tháng 10 cho hay,ếnđộsốhóadữliệuhộtịchđấtđaitạicácđịaphươngđangrấtchậtỷ số tottenham đến hết tháng 9/2024, 14 địa phương gồm Sóc Trăng, Hà Tĩnh, Tây Ninh, Khánh Hòa, Tuyên Quang, Bắc Giang, Hải Dương, Hậu Giang, Phú Yên, Bình Thuận, Bạc Liêu, Hà Nam, Cà Mau và Đắk Nông đã hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch, với 111,5 triệu dữ liệu.
Bên cạnh đó, có 20 địa phương cơ bản hoàn thành, đang hoàn tất việc đẩy dữ liệu vào cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; 19 địa phương khác đang đẩy nhanh tiến độ số hóa dữ liệu hộ tịch, dự kiến hoàn thành trước ngày 1/1/2025.
Về số hóa dữ liệu đất đai, các địa phương đã hoàn thành số hóa hơn 46 triệu thửa đất tại 461/705 huyện trên toàn quốc. Ngoài ra, cơ quan thường trực đang tham mưu triển khai kế hoạch cắt giảm thủ tục hành chính tại tỉnh Bình Dương và Đồng Nai khi dữ liệu đất đai đã được số hóa.
Còn với dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức, báo cáo chuyển đổi số quốc gia mới được Bộ TT&TT phát hành cũng chỉ ra rằng, tháng 10 vừa qua, Bộ Nội vụ tiếp tục phối hợp với 36 bộ, ngành, cơ quan Trung ương và 63 địa phương kết nối, đồng bộ dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức viên chức; đối khớp 1.091.481 hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Đáng chú ý, kết luận hội nghị giao ban tháng 10/2024, lãnh đạo Tổ công tác triển khai Đề án 06 chỉ rõ: Tiến độ triển khai số hóa dữ liệu hộ tịch, dữ liệu đất đai tại các địa phương đang rất chậm, khi mới chỉ có 14 địa phương hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch, mới chỉ số hóa xong dữ liệu đất đai tại 461/705 huyện trên toàn quốc; và vẫn còn 38 địa phương chưa hoàn thành khắc phục kiểm tra an ninh, an toàn hệ thống kết nối phục vụ cấp phiếu lý lịch tư pháp.
Những nguyên nhân chính của tình trạng chậm tiến độ triển khai các nhiệm vụ, bao gồm việc số hóa, tạo lập dữ liệu, theo phân tích của lãnh đạo Tổ công tác triển khai Đề án 06, là do: Nhận thức về vai trò của chuyển đổi số và sự quyết liệt trong chỉ đạo của người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương còn chưa thực sự sâu sát; phân công nhiệm vụ chưa rõ việc và rõ trách nhiệm; thiếu công cụ theo dõi, đánh giá hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ; vẫn còn tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm vụ...
Từ phân tích trên, nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ chậm muộn, lãnh đạo Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ đề nghị các bộ trưởng, trưởng ngành, chủ tịch UBND các địa phương chỉ đạo xây dựng lộ trình khắc phục tình trạng chậm muộn và phương pháp giải quyết ngay.
Riêng về dữ liệu, lãnh đạo Tổ công tác Đề án 06 yêu cầu 10 địa phương chậm tiến độ số hóa dữ liệu hộ tịch khẩn trương bố trí kinh phí, bảo đảm cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị, không để xảy ra tình trạng không có dữ liệu phục vụ các thủ tục hành chính liên quan đến dữ liệu hộ tịch như cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID.
Mười bốn địa phương đã hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch cần phối hợp với Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ để hoàn thiện các điều kiện về pháp lý, kỹ thuật để triển khai, cắt giảm các giấy tờ trong giải quyết thủ tục hành chính.
Tổ công tác Đề án 06 cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo việc tái sử dụng dữ liệu 46 triệu thửa đất tại 461 huyện đã hoàn thành số hóa, phục vụ cắt giảm thủ tục hành chính lĩnh vực cư trú, đất đai.
Đề án ‘Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến 2030’ (Đề án 06) được phê duyệt từ tháng 1/2022, với mục tiêu ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử, thẻ Căn cước công dân gắn chip để phục vụ 5 nhóm tiện ích. Đó là, phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; phát triển kinh tế, xã hội; phục vụ công dân số; hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp. |
(责任编辑:Cúp C2)