当前位置:首页 >Cúp C1 >Chủ quán cháo thoát đại nạn treo bảng mời người nghèo ăn miễn phí_số liệu thống kê về lecce gặp fiorentina 正文

Chủ quán cháo thoát đại nạn treo bảng mời người nghèo ăn miễn phí_số liệu thống kê về lecce gặp fiorentina

来源:Fabet   作者:Nhà cái uy tín   时间:2025-01-27 02:26:46

Kiếp nghèo còn gặp đại nạn

Khoảng 20 năm trước,ủquáncháothoátđạinạntreobảngmờingườinghèoănmiễnphísố liệu thống kê về lecce gặp fiorentina anh Trần Văn Hòa (47 tuổi, phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TP.HCM) rời quê vào TP.HCM mưu sinh. Anh bắt đầu kiếm sống bằng công việc chạy xe ba gác chở hàng thuê.

Có lúc trong túi không có một đồng, anh Hòa phải vay mượn bạn bè 20.000 đồng phòng thân. Không có tiền thuê nhà trọ, anh phải ngủ vỉa hè bên chiếc ba gác. 

Rồi từ chỗ mượn xe ba gác của bạn, anh dành dụm tiền mua chiếc xe ba gác mới, thuê được nhà trọ…

Thương anh Hòa hiền lành không rượu bia, thuốc lá, chị Trần Thị Dung (36 tuổi) đồng ý làm vợ sau gần 6 năm hẹn hò.

Từ ngày lấy vợ, anh Hòa chuyển sang bán trái cây, bán rau bằng xe ba gác. Dù cần cù chịu khó nhưng cả hai cũng chỉ làm ngày nào ăn ngày đó. Lúc vợ sinh con, thu nhập không ổn định, vợ chồng anh Hòa nảy sinh lục đục, cãi vã. 

Sau tai nạn khủng khiếp, anh Hòa phát tâm mời người nghèo ăn cháo miễn phí. (Ảnh: Ngọc Lài).

Có thời điểm, vợ chồng anh Hòa gửi con về ngoại ở Tây Ninh để tập trung buôn bán. Thế nhưng, cuộc sống cũng không khởi sắc, thậm chí cả hai về quê thăm con mà không có tiền mua sữa.

Sau đó, vợ chồng anh Hòa chuyển sang thuê nhà mở quán bán cháo lòng. Nhưng khi quán bắt đầu đông khách, chủ nhà lại yêu cầu trả mặt bằng.

Anh Hòa chia sẻ: “Dành dụm được chút ít tiền, chúng tôi lại phải chuyển chỗ, phải bỏ ra mười mấy triệu để sửa chữa chỗ thuê mới. Việc dời chỗ bán vừa tốn tiền lại mất khách nên vợ chồng tôi làm mãi cũng chẳng khá nổi”.

Khi quán cháo lòng Quang Khải dời về 317 đường Trung Mỹ Tây 13 (phường Trung Mỹ Tây, quận 12) được vài tháng, anh Hòa bất ngờ gặp tai nạn giao thông nghiêm trọng.

“Năm 2019, trong một lần đi lấy hàng, tôi về cách nhà khoảng mấy trăm mét thì bị một chiếc xe lôi tự chế tông thẳng vào bụng. Cú tông trực diện khiến tôi ngã quỵ, đau đến không thở được. Lúc đó, tôi chỉ biết cầu nguyện ơn trên phù hộ, cứu mình vượt qua đại nạn”, anh Hòa rùng mình khi nhắc lại.

Tai nạn khiến anh Hòa bị đa chấn thương, nằm điều trị 6 tháng tại bệnh viện. Nửa tháng đầu, anh Hòa chưa tự di chuyển được nên chị Dung phải nhờ hai anh trai của chồng từ quê vào hỗ trợ.

Sau đó, một tay chị Dung vừa chăm chồng ở bệnh viện, vừa quán xuyến nhà cửa, con cái. Nhiều lúc mệt mỏi, chị chỉ dám lén đi nơi khác khóc, không để chồng nhìn thấy.

Chị Dung kể: “Thường thì, chồng tôi đảm nhiệm việc đi chợ, nấu cháo, luộc lòng… còn tôi chỉ đứng bán. Khi anh gặp tai nạn, tôi phải sang quán cho một người khác. Bao nhiêu tiền dành dụm, vay mượn người thân, anh em đều dùng vào việc trả viện phí. Cuối cùng, chồng tôi cũng qua cơn nguy kịch”.

Bảng mời ăn cháo miễn phí được dán ở chỗ dễ nhìn thấy. (Ảnh: Ngọc Lài).

Dù may mắn thoát chết nhưng sức khỏe của anh Hòa chỉ còn 50% so với trước đó. Mỗi ngày, anh đều phải thuê người đến nhà bấm huyệt.

Quán cháo sau khi sang cho chủ mới, buôn bán không được đông khách. Vì vậy, họ đề nghị sang quán lại cho vợ chồng anh Hòa. Lúc này, sức khỏe của anh Hòa cũng tạm ổn nên cả hai quyết định mở lại quán cháo lòng Quang Khải.

Mời người nghèo ăn cháo miễn phí

Khoảng đầu năm 2022, quán cháo lòng Quang Khải hoạt động trở lại. Quán bán vào 2 khung giờ: 6h-11h, 16h-21h. Phía trước, quán dán tờ thông báo: “Cháo lòng - Bún lòng cho người khuyết tật, người già, người bán vé số, 5k hoặc không tiền cũng được”.

Anh Hòa chia sẻ: “Lúc nằm ở bệnh viện, tôi chứng kiến nhiều mảnh đời quá khó khăn. Thế nên, tôi có suy nghĩ khi mình khỏe lại sẽ làm việc gì đó có ý nghĩa, hỗ trợ cho người nghèo khổ. Ngoài ra, tôi có thể vượt qua đại nạn cũng nhờ bề trên phù hộ. Vì vậy, tôi nguyện làm nhiều việc thiện để trả ơn”.

Anh Hòa làm tô cháo miễn phí ngon bằng hoặc hơn tô cháo bình thường. (Ảnh: Ngọc Lài).

Nghe chồng chia sẻ lý do dán bảng mời người khó khăn ăn cháo miễn phí, chị Dung tiếp lời: “Anh có tâm sự với tôi về tâm nguyện mời người nghèo ăn cháo. Tôi hết lòng ủng hộ việc làm của anh. Giàu cũng không giàu, nghèo cũng không nghèo, hai vợ chồng bàn nhau ai khổ đến ăn cháo thì mình mời miễn phí”.

Mỗi ngày, vợ chồng anh Hòa đều gặp các trường hợp người già bán vé số đi qua lại trước quán. Cả hai không thể ủng hộ bằng cách mua vé số nhưng sẵn lòng mời họ một tô cháo thơm ngon.

Mỗi khi mời được người khó khăn tô cháo, hai vợ chồng anh rất vui, cảm thấy tinh thần thoải mái. Với họ, hiện tại, quan trọng nhất không phải là tiền bạc mà là sức khỏe và tình cảm giữa người với người.

Chị Dung tâm sự: “Mình làm được việc thiện cũng vui, đêm ngủ ngon. Nhiều khi thấy người già đi ngang mà mình không giúp được cũng thấy khó chịu. Lúc nào quán cũng có không khí vui vẻ, thoải mái. Bây giờ, hai vợ chồng không mong được giàu có, chỉ mong giàu tình cảm”.

Quán bán một tô cháo lòng với giá 25.000 đồng. Tô đặc biệt có thể lên đến 40.000 đồng. Trong khi đó, tô cháo miễn phí phải ngon bằng hoặc hơn tô cháo bình thường.

“Ai cũng như ai, người bán vé số hay khách thì tôi cũng đều cân đủ 1 lạng lòng. Nhiều người ăn cháo đều phải thốt lên “sao nhiều lòng thế”. Từ cảnh khổ đi lên, chúng tôi hiểu cảm giác của những người gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, chúng tôi không dám sơ suất khiến họ tủi thân”, chị Dung bộc bạch.

Anh Hòa kể sáng hôm trước, anh đi tập thể dục thì gặp một cụ ông bị mù đang đi xin. Thấy ông cứ loay hoay giữa phố, anh đến dắt ông về quán và mời ông một tô cháo.

Vừa ăn, ông cụ vừa tấm tắc khen chưa bao giờ ăn ngon đến thế. Vợ chồng anh ngồi xem ông ăn mà thấy mát lòng.

Đợi ông ăn xong cháo, anh Hòa cho tiền, làm thêm một phần cháo mang đi và đặt xe ôm công nghệ chở cụ đến nơi cần đến là bến xe An Sương (quận 12).

Một cụ bà bán vé số sống gần khu vực cũng thường đến quán ăn miễn phí. Bà kể nhà có ba người, gồm hai vợ chồng và một người con trai. 

Thế nhưng, con trai của bà bị tai nạn, qua đời đã mấy năm. Kể từ đó, hai cụ phải đi bán vé số để tự lo thân.

Tối nào, cụ bà cũng ghé quán lấy một phần cháo về cho chồng ăn. Hôm nào bà bán vé số về trễ, quán đã đóng cửa, anh Hòa lại chu đáo treo cháo ở trước cửa quán để bà kịp lấy về cho chồng. Mỗi lần nhận cháo, bà đều ứa nước mắt.

Nhiều người bán vé số ghé vào ăn cháo có thói quen để lại 5.000 đồng trên bàn. Họ bảo ăn nhiều quá nên ngại, phải trả một ít tiền mới thấy an lòng.

“Mình cũng hiểu họ có lòng tự trọng nên mới đề bảng lấy 5.000 đồng, chứ thật ra miễn phí cũng chẳng đáng bao nhiêu. Ai đến mình cũng sẵn lòng đón tiếp, không cần biết hoàn cảnh ra sao. Mình nghĩ cũng không nghĩ nhiều người lừa gạt chỉ để ăn một tô cháo miễn phí”, anh Hòa cho biết.

Vợ chồng anh Hòa - chị Dung đồng lòng làm việc thiện. (Ảnh: Ngọc Lài)

Chị Dung chợt nhớ: “Có chú người Quảng Ngãi thường ghé ăn cháo rồi gửi lại từ 5.000 - 10.000 đồng. Lúc trước, chú còn đưa hẳn 20.000 nhưng mình không lấy. Chú nói tụi con thuê mặt bằng, công sức bỏ ra mà không nhận tiền thì chú thấy kỳ, không dám ăn. Bởi vậy, tôi lấy cho chú vui”.

Dù việc mời cháo miễn phí có ảnh hưởng đến thu nhập của gia đình nhưng vợ chồng anh bảo nhau cứ kệ, miễn vui vẻ là được. 

Cả anh Hòa và chị Dung đều mang nhiều chứng bệnh, cần tiền để thuốc thang. Nhưng hai vợ chồng đều đồng lòng không nhận tiền ủng hộ của người hảo tâm để duy trì quán cháo.

“Chiều hôm qua, một chị gái tốt bụng nhờ người thân mang phong bì bên trong có tiền đến ủng hộ quán. Thế nhưng, tôi nói quán không nhận, chỉ giúp người trong khả năng. Các nhà hảo tâm không nên bận tâm về hoạt đồng của quán, hãy để tiền lo cho những hoàn cảnh khác khổ hơn”, chị Dung tâm sự.

标签:

责任编辑:Cúp C1