- Việc bàn tay phải bị thiếu ngón cái khiến cho việc cầm nắm của bé T. (Hà Nội) gặp rất nhiều khó khăn.
Từ lúc sinh ra,Biếnket qua bong rô bàn tay phải của bé trai Phan Hoàng Việt T. (1 tuổi, ngụ Q.Hoàng Mai, Hà Nội) không có ngón trỏ.
Mới đây, bố mẹ quyết định đưa T. vào Bệnh viện FV (TP.HCM) để chuyển ngón trỏ thành ngón cái trên tay phải.
Bàn tay của bé T. trước và sau phẫu thuật |
Các bác sĩ BV FV cùng bác sĩ Stéphane Guero - chuyên gia phẫu thuật người Pháp, đã mổ tách chuyển chi ngón trỏ sang ngón cái của cùng bàn tay, tạo hình thẩm mỹ ngón mới cho bệnh nhi.
Ca phẫu kéo dài nhiều giờ đồng hồ đã thành công trong sự vui mừng của bố mẹ T cùng ê-kíp bác sĩ.
Trường hợp khác là bé gái Trịnh Khánh L. (15 tháng tuổi, ngụ huyện Nhà Bè, TP.HCM).
Ngón cái bàn tay phải của bé L. rất nhỏ và không có khả năng cầm nắm. Trong khi tay trái không có xương quay ở cẳng tay, không có cơ mé ngoài của cẳng tay và bàn tay không có ngón cái và bị quặp vào cánh tay chứ không nằm trên một đường thẳng.
BS Guero đã thực hiện ca phẫu thuật bàn tay phải cho bé L. để chuyển ngón trỏ thành ngón cái, tái tạo chức năng cầm nắm. Theo vị BS người Pháp này, sau khoảng 2 tháng ngón cái mới sẽ cầm được cốc.
Về tay trái của bé L. dự kiến sẽ được giải phẫu vào năm 2017 với 3 lần mổ. Lần phẫu thuật đầu để đặt khung cố định bên ngoài, và ba mẹ bé sẽ được hướng dẫn để điều chỉnh trong vòng 3 tháng cho bàn tay của bé thẳng với cẳng tay.
Lần mổ 2 để tháo khung và găm kim cố định. Ở lần cuối cùng, sẽ chuyển ngón số 2 thành ngón cái cho bé L.
Ở các ca dị tật nặng, BS Guero sử dụng thiết bị sóng siêu âm Sonopet. Đây là hệ thống dao mổ đặc biệt cho phép bác sĩ cắt bỏ khối u gọn ghẽ, cắt và cầm máu cùng lúc, loại bỏ tổ chức bệnh mà không xâm phạm các tế bào khỏe mạnh xung quanh.
Nhờ thế tránh làm tổn thương những thành phần quan trọng như mạch máu, dây thần kinh, giảm nguy cơ chảy máu và biến chứng sau mổ, rút ngắn thời gian hồi phục của bệnh nhân.
Văn Đức