Bảo vệ sự trong sáng của tiếng… Anh_dự đoán quảng nam hôm nay
作者:Nhà cái uy tín 来源:Thể thao 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-11 03:46:41 评论数:
Gần đây người ta bàn tán nhiều về việc dạy chữ Hán ở trường phổ thông,ảovệsựtrongsángcủatiếdự đoán quảng nam hôm nay nhằm “bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt”. Nhân đây, tôi muốn bàn đến việc bảo vệ sự trong sáng của tiếng … Anh, là cái không kém phần quan trọng cho tương lai của các bạn trẻ Việt Nam muốn “vươn ra biển lớn”.
Gần đây người ta bàn tán nhiều về việc dạy chữ Hán ở trường phổ thông, nhằm “bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt”. Theo tôi, ý tưởng này thú vị, nếu hạn chế ở mức làm thành môn học tự chọn ở một số trường điểm. Nhưng đây là thứ xa xỉ phẩm - có mấy ai dùng hàng ngày đâu, và cũng mấy ai biết đâu - biến thành môn học bắt buộc thì sẽ thất bại. Đó là điều bất khả thi, vì bản thân giáo viên cũng chẳng có, học sinh cũng chẳng theo nổi, và còn có bao nhiêu thứ khác có khi còn cần hơn mà chưa được học, ví dụ như triết học của thế giới.
Ảnh Đinh Quang Tuấn |
"Bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt" ra sao?
Muốn bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, theo tôi cách hiệu quả hơn là làm ra bộ từ điển giải nghĩa tiếng Việt thật hoàn chỉnh cho mọi người dùng (với mỗi từ, giải thích gốc của nó, Hán tự của nó ra sao nếu có, sự hình thành và thay đổi nghĩa của nó theo thời gian...).
Có thể ở Việt Nam đã có từ điển như vậy mà tôi chưa biết (ít ra trên mạng không thấy), nhưng đối với tiếng Anh, tiếng Pháp... thì chắc chắn có những từ điển giải nghĩa như vậy, không hiểu từ hay cụm từ nào có thể tìm giải nghĩa của nó (thông qua vẫn chính thứ tiếng đó) trên mạng.
Mọi người, đặc biệt là các giáo viên tiếng Việt, cần có từ điển như vậy để kiểm tra nghĩa của các từ. Còn bản thân các ký tự Hán là thứ rất khó nhớ nếu không dùng thường xuyên. Tôi cũng từng học 2 năm, được mấy nghìn từ, có thể cầm từ điển đọc báo Đài Loan, mà giờ hầu như chẳng nhớ gì, tôi không nghĩ là nhiều giáo viên sẽ nhớ được chứ chưa nói đến học sinh.
Khi khó nhớ như vậy, thì cái ta cần là công cụ tra cứu cho tốt, chứ không phải cố ép nhớ. Chẳng hạn, đối với tiếng Trung có phần mền Pleco (chạy trên phone, máy tính bảng) rất tốt, viết chữ Trung nào ra trên màn hình nó sẽ đọc cho nghe, giải thích nghĩa cho... Nếu làm được applet tương tự như vậy đối với chữ Hán Nôm, thì chúng ta vào đền chùa Việt Nam có thể tra được nghĩa của mọi chữ ghi trên các tấm biển, không cần phải cố nhớ. Tất nhiên, ai nhớ được thì tốt, người đó giỏi, nhưng không thể bắt đa số mọi người đều phải như vậy, trong khi trình độ văn hoá chung của dân ta còn thấp về nhiều mặt chứ chẳng riêng về tiếng.
Nhân đây, tôi muốn bàn đến việc bảo vệ sự trong sáng của tiếng … Anh, là cái không kém phần quan trọng cho tương lai của các bạn trẻ Việt Nam muốn “vươn ra biển lớn”.
Bảo vệ nghĩa của từ tiếng Anh khi dịch ra tiếng Việt
Sao người Việt lại phải đi bảo vệ tiếng Anh?! Ý của tôi là: Phải bảo vệ sự trong sáng về nghĩa của các cụm từ tiếng Anh khi chúng ta học nó hay khi dịch nó ra tiếng Việt! Còn bản thân người Anh lại rất “thoáng”, sẵn sàng nhập khẩu các từ mới từ bất cứ thứ tiếng nào vào tiếng Anh chứ không bảo thủ. Bởi vậy tiếng Anh trở thành một trong những thứ tiếng có tù vựng phong phú nhất thế giới, dễ diễn đạt nhất.
Có hai điều khiến tôi viết những dòng này về tiếng Anh. Thứ nhất là tình trạng sách dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt bị dịch sai hay tối nghĩa quá nhiều, và thứ hai là ngay cả những sách học hay từ điển giải nghĩa tiếng Anh sang tiếng Việt cũng có vấn đề, hay làm chệch đi nghĩa của các cụm từ tiếng Anh.
Cách tốt nhất để hiểu một cụm từ tiếng Anh chưa quen là tra nghĩa của nó trên mạng theo chính tiếng Anh. Khi hiểu nghĩa rồi ta mới tìm các từ tiếng Việt tương ứng, chứ dùng ngay theo nghĩa trong từ điển Anh - Việt là dễ sai, vì từ điển có thể dịch sót nghĩa hoặc chệch nghĩa, không còn trong sáng.
Sau đây là một ví dụ về từ điển “thiếu trong sáng” như vây: Trang sách này là tình cờ lấy được từ FB của một nhóm bạn trẻ làm sách cho học sinh ở Việt Nam:
Các cụm từ tiếng Anh trong trang sách trên thì không có vấn đề gì, nhưng phần giải nghĩa tiếng Việt thì nhiều khi không được trong sáng, làm nghĩa chệch đi.
Ví dụ đầu tiên là “act up”. Từ điển Anh - Anh Meriam - Webster giải thích như sau:
1. : to act in a way different from that which is normal or expected: as
a : to behave in an unruly, recalcitrant, or capricious manner <the children were acting up>
b : show off
c : to function improperly <this typewriter is acting up again>
2. to become active or acute after being quiescent <her rheumatism started to act up>
Nó gồm hai từ act(hành động, đóng vai) và up(lên) gộp với nhau và thành cụm động từ với nghĩa được giải thích như từ điển Anh - Anh là: giở quẻ, giở chứng, khoe mẽ, bị nặng lên. Cái nghĩa “hoạt động không hiệu quả” mà trang sách trên ghi là hơi quá xa rồi.
Như vậy, “it’s acting up again” trong ví dụ có thể dịch thành “nó lại giở chứng” sẽ sát nghĩa hơn thay vì “nó hỏng” (nó chưa hỏng hẳn đâu, vẫn chạy), hay “nó hoạt động không hiệu quả” (ở đây đâu có nói đến hiệu quả) hay “nó hoạt động không đúng” (nghe ngang) như các nghĩa viết trong trang sách.
Ví dụ khác: “back out”. Nếu dịch “Sam backed out of the agreement at the last second” thành “Sam không giữ lời thoả thuận vào giây cuối” là không chính xác. Ở đây có lẽ không phải là “không giữ lời” (thoả thuận đã ký đâu?), mà là “rút lui” thì đúng hơn. Back là lùi lại, out là ra, hợp lại thành “lùi ra”, có nghĩa là “rút lui” (khỏi cái gì đó). Như vậy, hiểu một cách trong sáng sẽ thành anh ta rút lui khỏi thoả thuận tại giây phút cuối cùng (như là lúc phải ký).
Nhiều cụm từ khác trong trang sách trên, phần giải nghĩa tiếng Việt cũng bị chệch đi (bạn thử tự kiểm tra nghĩa xem).
Vậy nên cần hết sức cẩn thận trong việc học tiếng Anh và chọn sách học, sách dịch, không sẽ bị hiểu sai ý của người ta từ trong sáng thành tối tăm :)
Nếu nắm tiếng Anh thật vững, đọc được trực tiếp bằng tiếng Anh là tốt hơn cả, trong tình trạng sách dịch bị chệch nghĩa quá nhiều.
GS Nguyễn Tiến Dũng