Trong số phần mềm được sử dụng tại Việt Nam,ậpđoàndùngphầnmềmtráiphépgiatăngnguycơanninhmạngchoViệkèo mc vs mu trung bình có gần 3/4 không có bản quyền, khiến dữ liệu gặp rủi ro và tạo ra những lỗ hổng đáng kể trong hệ thống phòng thủ an ninh mạng của Việt Nam.
Nhận định trên được ông Tarun Sawney, Giám đốc cấp cao của Liên minh phần mềm (BSA) khu vực Châu Á Thái Bình Dương, đưa ra trong buổi họp báo hôm 22/10, công bố chiến dịch “Xóa bỏ phần mềm trái phép" tại Việt Nam.
Ông Tarun Sawney, Giám đốc cấp cao của Liên minh phần mềm (BSA) khu vực Châu Á Thái Bình Dương, đang trình bày tại họp báo. Ảnh: H.Đ |
Trả lời ICTnews, ông Tarun cho biết so với trung bình trên thế giới (37% phần mềm không bản quyền) tỷ lệ phần mềm vi phạm tại Việt Nam vẫn còn cao. Dù vậy, Việt Nam đang có tiến triển trong vấn đề này, đã giảm xuống 74% so với 78% vào năm 2015. 18 năm trước, tỷ lệ phần mềm vi phạm tại Việt Nam lên tới hơn 90%.
Việc có nhiều doanh nghiệp sử dụng phần mềm trái phép dẫn đến nguy cơ bị tấn công mạng nhiều hơn. Trên bình diện quốc gia, nước nào có tỷ lệ phần mềm lậu cao càng thu hút các cuộc tấn công mạng.
Tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, tỷ lệ phần mềm vi phạm là 57%, Thái Lan 66%, Indonesia hơn 80%.
“Như vậy có thể thấy Việt Nam cải thiện hơn một số nước và cũng kém một số nước khác trong vấn đề vi phạm phần mềm bản quyền”, ông Tarun trả lời ICTnews. Trên thế giới, Trung Quốc là nước có bước phát triển nhanh nhất khi 15 năm trước gần 100% phần mềm vi phạm nhưng hiện nay chỉ còn khoảng 60% phần mềm lậu.