您的当前位置:首页 >Cúp C1 >Vai trò của mạng xã hội trong tuyên truyền chính trị ở Việt Nam hiện nay_kèo trận real madrid 正文

Vai trò của mạng xã hội trong tuyên truyền chính trị ở Việt Nam hiện nay_kèo trận real madrid

时间:2025-01-10 23:58:36 来源:网络整理编辑:Cúp C1

核心提示

Tin thể thao 24H Vai trò của mạng xã hội trong tuyên truyền chính trị ở Việt Nam hiện nay_kèo trận real madrid

Sáng 26/8,òcủamạngxãhộitrongtuyêntruyềnchínhtrịởViệtNamhiệkèo trận real madrid tại Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học “Sử dụng mạng xã hội trong tuyên truyền chính trị ở Việt Nam hiện nay”.

Quang cảnh hội thảo.

Chủ trì hội thảo có các đồng chí: PGS,TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; PGS,TS Vũ Trọng Lâm, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; PGS,TS Phạm Minh Sơn, Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng Khoa học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS,TS Phạm Minh Sơn nhấn mạnh, tuyên truyền chính trị là nội dung quan trọng hàng đầu trong công tác tuyên giáo của Đảng, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác những quan điểm, luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch trong tình hình mới.

Trong công tác tuyên truyền chính trị, báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng truyền thống vẫn là kênh thông tin chính thống, chủ yếu. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, truyền thông số và internet, mạng xã hội đang có bước phát triển nhanh, mạnh và ngày càng chiếm ưu thế, trở thành một phương tiện hữu hiệu trong tuyên truyền tư tưởng, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới đông đảo quần chúng nhân dân.

Theo Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, hội thảo là dịp để các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và các chuyên gia bàn thảo sâu sắc và cụ thể hơn về vai trò, tầm quan trọng của mạng xã hội nói chung và trong tuyên truyền chính trị ở Việt Nam nói riêng. Đặc biệt, hội thảo cũng nhìn nhận, đánh giá một cách nghiêm túc, khách quan thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của công tác sử dụng mạng xã hội trong tuyên truyền chính trị ở nước ta thời gian qua. Từ đó, xác định những vấn đề cần tập trung giải quyết, những yếu tố tác động và tìm ra những giải pháp tối ưu nhất nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng mạng xã hội trong tuyên truyền chính trị ở Việt Nam.

Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Lê Văn Lợi phát biểu tại hội thảo.

Phát biểu đề dẫn hội thảo, PGS,TS Lê Văn Lợi nêu rõ, trong thời gian qua, mạng xã hội đã từng bước được sử dụng như một công cụ hữu hiệu, góp phần lan tỏa với tốc độ nhanh và quy mô rộng khắp những chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước đến mọi tầng lớp nhân dân.

Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đề nghị các đại biểu, các nhà khoa học tập trung thảo luận, làm rõ vai trò, tầm quan trọng của mạng xã hội trong công tác tuyên truyền chính trị ở Việt Nam; thực trạng và những vấn đề đặt ra trong việc phát huy vai trò của mạng xã hội trong tuyên truyền chính trị của Đảng và Nhà nước ta thời gian qua; dự báo những nhân tố tác động, ảnh hưởng đến các giải pháp phát huy vai trò của mạng xã hội trong tuyên truyền chính trị ở Việt Nam thời gian tới…

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông, không gian mạng và mạng xã hội ngày càng khẳng định vai trò, một mặt trở thành nhu cầu tất yếu, không thể thiếu được của con người trong thời đại kỷ nguyên số. Mặt khác, các thế lực thù địch vẫn tận dụng cơ hội, tăng cường lợi dụng ưu thế của mạng xã hội để thực hiện các hoạt động tuyên truyền chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước ta.

Trước tình hình đó đó, PGS,TS Lê Văn Lợi nhấn mạnh cần thiết lập một hệ thống giải pháp đồng bộ, tranh thủ cơ hội, phát huy những mặt tích cực, đồng thời khắc phục hạn chế và tác động tiêu cực của mạng xã hội, nâng cao hiệu quả tuyên truyền chính trị trên mạng xã hội của nước ta, đưa công tác này trở thành kênh truyền thông hiệu quả, đưa mạng xã hội trở thành mũi tiến công sắc bén, góp phần làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch.

Đại biểu trình bày tham luận tại hội thảo.

Các bài tham luận tại hội thảo đã tập trung phân tích, làm rõ vai trò của mạng xã hội trong tuyên truyền chính trị ở Việt Nam hiện nay; công tác quản lý Nhà nước đối với mạng xã hội và những vấn đề đặt ra đối với việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; vấn đề tuyên truyền chính trị trên mạng xã hội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; cũng như những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng mạng xã hội trong tuyên truyền chính trị…

Phát biểu tổng kết và bế mạc hội thảo, PGS,TS Vũ Trọng Lâm, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản cho biết, ban tổ chức đã nhận được 101 bài tham luận từ các nhà lãnh đạo, quản lý ở trung ương và địa phương, các nhà khoa học và chuyên gia đầu ngành. Trong số đó, nhiều bài viết được đầu tư công phu, có chất lượng tốt, giàu hàm lượng khoa học, và đã kiến giải sâu sắc trên cả phương diện lý luận và thực tiễn về mạng xã hội và sử dụng mạng xã hội trong tuyên truyền chính trị ở Việt Nam hiện nay.

Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản Vũ Trọng Lâm phát biểu tổng kết và bế mạc hội thảo.

Các tham luận ở hội thảo nhấn mạnh cần xem xét, vận dụng những lợi thế của mạng xã hội, khắc phục thách thức mà mạng xã hội đặt ra, đồng thời đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền chính trị trên mạng xã hội ở Việt Nam.

Một số kiến nghị cụ thể gồm: đưa tuyên truyền chính trị trên mạng xã hội trở thành một kênh truyền thông hiệu quả, tuyên truyền, phổ biến lý luận của chủ nghĩa Mác-Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về mặt tích cực và tiêu cực của mạng xã hội, tạo ra phong trào ứng xử văn hóa trên mạng xã hội; xác định mạng xã hội là một kênh, công cụ quan trọng để theo dõi, đấu tranh, phản bác các luận điệu sai trái, thù địch; tiếp tục đổi mới hình thức và nội dung tuyên truyền chính trị cho phù hợp với các đối tượng quần chúng trên mạng xã hội…

Theo NDĐT